Tin tặc ồ ạt tấn công các website chống WikiLeaks

Bình luận về bài viết này

 

Chiến dịch của giới tin tặc mang tên "Payback" Trả đũa (DR)

Chiến dịch của giới tin tặc mang tên “Payback” Trả đũa (DR)

 

 

Trang internet của chính phủ Thụy Điển bị tắc nghẽn, website của hai tập đoàn thẻ tín dụng Mastercard và Visa cũng bị phong tỏa, thậm chí trang web của chính khách Mỹ Sarah Palin, cựu ứng cử viên phó Tổng thống cũng gặp khó khăn… Giới tin tặc đang mở chiến dịch đánh vào các đối tượng gây khó khăn cho WikiLeaks.

 

 

Điểm chung của chủ nhân các địa chỉ internet này là họ đều là những tác nhân đã có lời lẽ hay hành động thiếu thiện cảm với WikiLeaks hay sáng lập viên Julian Assange của trang web này. Tất cả đều đã và đang bị tin tặc tấn công.

Không còn hồ nghi gì cả. Giới tin tặc quốc tế đang phát động cả một chiến dịch quy mô đánh vào các đối tượng gây khó khăn cho WikiLeaks, sau vụ trang web này công bố các tài liệu mật của ngành ngoại giao Mỹ. Mục tiêu của các tin tặc này trước hết là các tập đoàn thương mại hay tài chánh đã cắt đắt đứt quan hệ với Wikileaks trong thời gian qua theo yêu cầu của chính quyền Mỹ.

Hôm qua, Mastercard đã phải công nhận là trang web của họ đã bị tấn công làm cho “ hoạt động bị gián đoạn ”. Visa cũng cùng chung số phận, khách hàng không tài nào truy cập được vào mạng của tập đoàn thẻ tín dụng này cho đến cuối ngày.

Trang web của Postfinance, công ty tài chính của Bưu chính Thụy Sĩ đã đóng tài khoản của WikiLeaks từ ngày 6/12 cũng gặp khó khăn, còn tập đoàn chuyển tiền qua mạng Paypal, ngay từ cuối tuần qua, đã trở thành mục tiêu tấn công của giới tin tặc sau khi quyết định đình chỉ việc chuyển tiền của các nhà hảo tâm tặng cho WikiLeaks.

Một nhóm tin tặc lấy tên là « Ẩn Danh » (Anonymous) cho biết là chính họ đã phát động chiến dịch tấn công từ cuối tuần trước vào Paypal rồi vào các định chế tài chánh khác. Một thông điệp lưu hành trên mạng Twitter nói rõ : «Hackers đã hạ gục mạng Visa.com nhân danh WikiLeaks». Chiến dịch mang tên tiếng Anh là Payback (Trả đũa)

Vấn đề, theo hãng tin Pháp AFP là nhóm này còn muốn phát động cả một cuộc chiến tranh trên mạng. Họ tự nhận là đã tuyển mộ được 4000 hackers để tung những cuộc tấn công có phối hợp để đánh sập các mục tiêu trong tầm ngắm của họ. Nhóm Ẩn Danh khẳng định : «Bất kỳ ai có ý hướng chống WikiLeaks đều nằm trong phạm vi tấn công».

Các vụ tấn công nằm trong chiến dịch « Trả đũa », không đơn thuần nhắm vào các công ty thương mại. Trong số các địa chỉ bị tấn công, còn có trang web của luật sư Thụy Điển Claes Borgstrom – người đại diện cho 2 phụ nữ mà đơn kiện đã khiến cho Julian Assange, sáng lập viên WikiLeaks, bị bắt giữ. Đó là chưa kể đến website của chính phủ Thụy Điển, hay của Viện Công tố nước này, đều ít nhiều liên can đến vụ bắt giữ ông Assange.

Trên thế giới, website của bà Sarah Palin, cựu ứng viên phó tổng thống Mỹ, cũng không được tha, sau khi bà kêu gọi cấp tốc truy bắt Assange tương tự như đối với Al Qaeda và các lãnh đạo Taliban. Theo hãng tin Mỹ ABC News, nhiều tài khoản cá nhân của bà Palin và người chồng cũng bị hackers tấn công. Trang Web của Thượng Nghị Sĩ Lieberman cũng bị nạn. Ông là người đã kêu gọi các doanh nghiệp đình chỉ cộng tác với WikiLeaks.

Danh sách các địa chỉ web bị tin tặc viếng thăm vì dính líu tới vụ WikiLeaks có lẽ còn rất nhiều, vì ngoài các cơ sở công khai thừa nhận mình bị tin tặc tấn công, còn có những nạn nhân khác, đặc biệt là các công ty thương mại, chủ trương ém nhẹm thông tin vì không muốn thú nhận là mình không bảo đảm an toàn được cho website của mình.

Đối với giới tin tặc quốc tế, sở dĩ họ có hành động như trên, đó là vì họ chống lại mọi hành vi kiểm duyệt mà các quyết định tấn công vào WikiLeaks và sáng lập viên Assange là bề nổi. Trong một phát biểu đăng trên mạng, nhóm « Ẩn Danh » xác định : «Chúng tôi không có liên hệ nhiều với WikiLeaks nhưng chúng tôi chiến đấu vì cùng một mục tiêu. Chúng tôi ủng hộ sự minh bạch và chống lại kiểm duyệt».

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20101209-tin-tac-o-at-tan-cong-cac-website-chong-wikileaks

 

Hàng ngàn người download phần mềm hacker của nhóm WikiLeaks

Bình luận về bài viết này

https://i0.wp.com/media.voanews.com/images/480*320/ap_britain_wikileaks_assange_supporter_480_09dec10.jpg

Hình: AP

Những ủng hộ viên Wikileaks nói rằng người sáng lập trang web là một người hùng

Những tin tặc đang gia tăng cuộc chiến đã bùng nổ vì vụ WikiLeaks, khi mà số người tải xuống phần mềm được sử dụng để làm tê liệt hoạt động của các công ty điều hành thẻ tín dụng MasterCard và Visa lên tới gần 35.000.

Ông Gregg Housh, một phát ngôn viên của các tin tặc nói với đài VOA là nhóm hacker “Anonymous“, có nghĩa là “Ẩn Danh”, đang đánh phá các công ty như Master Card, Visa và Paypal, vì họ “làm những chuyện xấu”.

Housh nói rằng các công ty “cần biết rằng” họ không thể bỏ rơi WikiLeaks, bởi vì trang web này không hề phạm luật. Ông qui trách các công ty về những vụ tấn công, nói rằng “cơ bản chính họ đã giơ tay lên và xin chịu làm nạn nhân”.

Những ủng hộ viên Wikileaks nói rằng người sáng lập Julian Assange là một “người hùng”, và rằng chiến dịch gọi là “Đáp Trả Lại” sắp sửa đảm bảo điều gọi là “quyền tự do ngôn luận”.

Nhóm “Anonymous“ khoe có hàng ngàn ủng hộ viên, họ bàn thảo trên một diễn đàn internet về những gì có thể trở thành mục tiêu và tung ra các vụ tấn công các website.

Housh cho biết những người này sống rải rác trên khắp thế giới, và phần đông ở độ tuổi từ mười mấy, đôi mươi, cho tới gần 30.

Những người cổ vũ cho những cuộc tấn công sử dụng các phòng chat để phân phát những chỉ dẫn công khai làm cách nào xâm nhập vào mục tiêu của họ.

Trang Sourceforge.net cho biết số người download đã lên tới hơn 19.000 vào ngày mùng 9 tháng 12, từ con số 352 ngày 3 tháng 12. Gần 10.000 người download phần mềm sống tại Mỹ.

Nhóm này bắt đầu bằng việc tấn công những trang nhỏ, như là giáo phái Scientology.

Người phát ngôn không nói rõ về tương lai của nhóm “Ẩn Danh”, nhưng có nói là Twitter và Facebook không phải là mục tiêu tấn công của nhóm, tuy cả hai nơi này đều bỏ Wikileaks; họ không muốn làm công chúng giận dữ, vì cần sự ủng hộ.

Housh nói với VOA ông ta không tham gia vào những hoạt động trái pháp luật, mà chỉ đóng vai trò theo dõi như một phát ngôn viên. Ông ta tự xưng là một “internet activist“, là một người sửa computer và một nhà thiết kế web hành nghề tự do.

Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/news/wikileaks-hacker-group-12-9-10-111635559.html

Cuộc đời lãng tử Julian Assange

1 bình luận

Cuộc đời của Julian Assange, nhà sáng lập trang web WikiLeaks, hấp dẫn như một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu mạo hiểm, bắt đầu từ một tuổi thơ khá dữ dội

Julian Paul Assange (tên đầy đủ ) sinh ngày 3-7-1971 tại  Townsville, một thành phố nhỏ ở bang Queensland, Đông Bắc duyên hải nước Úc.

Sau lễ thôi nôi của Julian, mẹ ông – bà  Christine Assange – đi bước nữa lấy một ông bầu gánh hát lưu động. Họ sống nay đây mai đó, khi thì ở gần vịnh Byron bang New South Wales, khi thì ở trên đảo Magnetic nơi mà thuyền trưởng Cook, nhà thám hiểm trứ danh người  Anh, tin rằng có từ trường rất mạnh khiến chiếc la bàn của ông quay cuồng lung tung.

Bà Christine Assange: “Con tôi không phải là giáo sĩ Hồi giáo”. Ảnh: Daily Mail

Giống như Tom Sawyer

Cả hai vợ chồng bà Christine thuộc tuýp người có ít nhiều máu nổi loạn. Mẹ của Julian, năm 17 tuổi, từng đốt sách giáo khoa rồi bỏ nhà đi bụi với một chiếc mô tô.

Cuộc sống Julian trên đảo được mô tả giống như cậu bé Tom Sawyer trong cuốn tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Mark Twain. “Tôi có một con ngựa riêng. Tôi tự làm một chiếc bè. Tôi đi câu. Tôi phiêu lưu trong các hầm mỏ và địa đạo”.

Từ năm 14 tuổi, gia đình Julian lần lượt di chuyển qua  37 địa danh, do đó, chuyện học hành của Julian không được ổn định. Nơi nào ở lâu một chút, Julian vào trường học. Những lúc khác, ông học hàm thụ với các giáo sư đại học. Nhưng phần lớn thời gian, ông tự học một cách miệt mài.

Julian thích các môn khoa học. Ông kể lại: “Tôi dành phần lớn thời gian la cà các thư viện”. Vốn từ của Julian rất phong phú nhưng mãi đến sau này, ông mới biết đánh vần một cách chính xác những từ ông học được.

Năm Julian lên tám, mẹ ông bỏ chồng theo một chàng nhạc sĩ và sinh cho ông này một đứa con trai. Quan hệ chồng vợ lúc nào cũng đầy bão tố. Mẹ của Julian thường hay than vãn ông chồng thích thượng cẳng chân hạ cẳng tay. Do đó, một lần nữa mẹ Julian lại  trở thành người mẹ đơn thân.

Cuộc chiến giành đứa em cùng mẹ khác cha của Julian hết sức quyết liệt. Người chồng nhạc sĩ vốn là môn đồ của  một giáo phái kỳ dị chủ trương “không thấy, không biết, không nghe”. Trong đạo có một số thành viên là bác sĩ yêu cầu các nữ môn đồ dâng hiến con sơ sinh của mình cho nữ giáo chủ Anne Hamilton-Byrne. Giáo phái này có cả gián điệp nằm vùng trong chính phủ.

Bởi vậy, bà Christine rất sợ người chồng đầy quyền năng bắt con. Bà âm thầm dắt hai đứa con chạy trốn suốt năm trường. Trên đường chạy trốn, có một lần mẹ của Julian thuê một căn nhà nằm đối diện với một cửa hàng điện tử. Lúc đó, Julian đã biết chút ít về lập trình tin học. Ông muốn qua cửa hàng mượn cỗ máy Commodore  64 để viết lập trình. Thấy con quá say mê, mẹ của Julian đi thuê một chỗ ở khác rẻ tiền hơn để có tiền sắm cho Julian chiếc Commodore của riêng mình.

Cao thủ bẻ khóa

Julian bắt đầu bẻ khóa các chương trình nổi tiếng bằng cách truy tìm thông tin ẩn của nhà lập trình. Theo lời kể của Julian, công việc bẻ khóa giống như đánh cờ vua. Nếu bạn không rành các thế cờ thì đừng mong làm nên chuyện.

17 tuổi, Julian Assange đã trở thành một cao thủ tin tặc. Ảnh: World Press

Julian tự coi là một kẻ sống bên lề cuộc đời. Năm 16 tuổi, ông mua một modem. Chiếc máy tính của được biến thành một cổng thông tin.  Julian tự xưng là Mendax – xuất phát từ cụm từ “splendide mendax” (lời giả dối cao thượng) của nhà thơ trữ tình La Mã Horace. Lần lần,  Julian nổi tiếng trong giới tin tặc là một cao thủ có thể bẻ khóa các mạng gọi là an ninh nhất.

Julian cùng với hai tin tặc khác thành lập nhóm International Subversives, xâm nhập các hệ thống máy tính ở châu Âu và Bắc Mỹ,  kể cả mạng thông tin của Lầu Năm Góc và Los Alamos National Laboratory, phòng nghiên cứu khoa học và công nghệ của Mỹ lừng danh thế giới.

Trong quyển Underground (Ngầm) viết chung với nhà văn Suelette Dreyfus, Julian đề xướng một quy tắc vàng của văn hóa tin tặc: “Không được làm hỏng hệ thống máy tính mà bạn xâm nhập (kể cả chuyện đánh sập nó). Không được thay đổi thông tin trong hệ thống. Chia sẻ thông tin”.

Có con

Vào thời điểm  đó, Julian si mê một cô gái 17 tuổi. Ông tạm rời gia đình, ra riêng với người yêu. Không may, một hôm cảnh sát liên bang phát hiện chỗ ở của đôi nhân tình  và tịch thu máy tính cùng những vật dụng liên quan. Sau này, Julian mới biết có kẻ nào đó vu cáo đôi tình nhân ăn cắp  của ngân hàng Mỹ City Bank 500.000 USD!

Tất nhiên, Julian không bị truy tố. Tất cả thiết bị máy móc được trả lại. Lúc đó, Julian tự nhủ lòng cần phải rút vào bí mật. Julian đưa người yêu  lên thành phố Melbourne sống bất hợp pháp trong một căn hộ nhỏ. Sau đó không lâu, bạn gái của Julian cấn bầu. Julian lại đưa bạn gái về gần nhà mẹ. 18 tuổi, Julian mới làm lễ kết hôn không chính thức với người bạn tình. Không lâu sau, Julian đã có một đứa con trai.

Bẻ khóa, xâm nhập mạng máy tính đã trở thành một phần  cuộc sống của Julian Assange. Cuộc phiêu lưu khám phá thế giới số luôn được mở rộng với kiến thức học được.

Các hoạt động táo bạo của nhóm International Subversives bắt đầu bị cảnh sát liên bang Úc chú ý. Họ thành lập một chuyên án về nhóm này mang mật danh “Chiến dịch Thời tiết”.

Lãng tử Julian Assange: Tin tặc mũ trắng

Julian Assange không ngừng xâm nhập các hệ thống máy tính. Mặc dù không có ý định gì xấu xa, anh luôn nơm nớp lo sợ bị bắt.

Tháng 9-1991, Julian Assange xâm nhập trạm đầu cuối chính của Công ty Viễn thông Canada Nortel đặt tại Melbourne, Úc. Lúc đó Julian tròn 20 tuổi, vẫn hoạt động trong nhóm hacker International Subversives.

Julian thường xâm nhập hệ thống máy tính của Nortel vào ban đêm. Đó là lúc hệ thống ở trong tình trạng lơ mơ. Nhưng một đêm nọ, có một quản lý mạng của Nortel trên hệ thống. Cảm thấy bị bắt quả tang, Julian nhắn tin: “Tôi đã nắm quyền kiểm soát hệ thống”. Julian viết nửa đùa nửa thật nhưng không xưng tên.

“Từ lâu, tôi loay hoay trong bóng đêm. Bây giờ, cuối cùng tôi đã thấy ánh sáng”- Julian viết tiếp. Tay quản lý không trả lời. Julian gửi tiếp một tin nhắn: “Thật là thú vị khi dạo chơi trên hệ thống của anh. Chúng tôi không làm gì có hại cả. Xin đừng báo Cảnh sát Liên bang Úc”.

Ác mộng

Việc nhóm International Subversives xâm nhập hệ thống máy tính của Nortel trở thành một đầu mối thông tin quan trọng của Chiến dịch Thời tiết, chuyên án của Cảnh sát Liên bang Úc về nhóm tin tặc International Subversives.

Ken Day, trưởng nhóm điều tra, nhận định: “Julian là tin tặc giỏi nhất và bí ẩn nhất trong nhóm. Động cơ của y mang tính vị tha. Theo tôi nghĩ, Julian hành động theo đức tin ai cũng có quyền tiếp cận bất cứ thứ gì”.

Julian Assange rất sợ bị bắt. Quyển Underground (một cuốn sách Julian viết chung với nhà văn Suelette Dreyfus) mô tả “Mendax (nickname của Julian Assange) thường nằm mơ thấy bị cảnh sát truy đuổi ráo riết, nghe tiếng chân nghiến trên con đường đầy sỏi đá, thấy bóng người chập chờn trong bóng đêm nhạt nhòa, thấy họng súng tự động đen ngòm của cảnh sát đột nhập nhà bằng cửa sau lúc 5 giờ sáng”.

Julian chỉ có thể cảm thấy nhẹ lòng khi anh giấu đĩa vi tính trong cái tổ ong anh nuôi trong nhà. Tháng 10-1991, Julian lâm vào cảnh vô cùng khốn khó. Vợ anh bỏ nhà theo trai, đem theo đứa con trai. Julian hầu như không ăn uống, ngủ cũng rất ít. Ngày 29-10, Ken Day gõ cửa, bước vào nhà Julian: “Tôi nghĩ rằng anh đang đợi tôi”.

Julian Assange sống trong nỗi sợ hãi bị bắt 

Assange bị cáo buộc 31 tội danh bao gồm tội xâm nhập bất hợp pháp các hệ thống máy tính và các tội liên quan khác. Trong khi chờ ngày hầu tòa, Julian bị suy nhược thần kinh phải nhập viện.

Chính quyền Úc mất hơn 3 năm để đưa Julian Assange và các thành viên khác của nhóm International Subversives ra tòa. Một nhóm an ninh mạng làm việc cho Nortel ở Canada báo cáo rằng những cuộc xâm nhập hệ thống máy tính Nortel gây thiệt hại nghiêm trọng. Tiền sửa chữa có thể hơn 100.000 USD.

Julian Assange đối mặt với nguy cơ lãnh án 10 năm tù giam nếu báo cáo trên chính xác. Julian mua quyển Vòng đầu của nhà văn Nga Alexandr Solzhenitsyn viết về các nhà khoa học và kỹ thuật viên bị lưu đày, đọc tới đọc lui ba lần vì cảm thấy “sao giống cuộc đời mình”.
Julian cho rằng việc xâm nhập máy tính để “dòm ngó” chẳng có tội tình gì vì trên thực tế anh chẳng làm gì có hại cho hệ thống cả. Anh quyết định chống án tới cùng. Cuối cùng, Julian nhận 25 tội danh. Sáu tội danh khác bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, trong phiên xử cuối cùng, chánh án kết luận: “Không thấy có chứng cứ nào khác ngoài chuyện  tò mò và khoái cảm được lướt sóng trên các máy tính”. Julian Assange chỉ bị phạt một số tiền nhỏ.

Cuộc chiến giành con

Sau khi kết thúc vụ án trên, Julian và mẹ lao vào một cuộc chiến  khác, lần này là chiến dịch giành quyền nuôi con trai của Julian. Cuộc chiến này cam go và khó khăn hơn vụ án tin tặc.

Julian và mẹ – bà Christine- đưa ra lý lẽ rằng vợ Julian và bạn trai mới của cô ta là một mối đe dọa cho đứa bé. Nhưng, Cơ quan Bảo vệ Trẻ em Úc (HCS) không chấp nhận lập luận của Julian, viện cớ không rõ ràng.

Cuộc chiến giành nuôi con bất thành càng khiến cho mẹ con Julian Assange căm ghét chính quyền. Bà Christine nói: “Những gì chúng tôi thấy là cả một bộ máy quan liêu khổng lồ chèn ép dân chúng”.

Bà Christine và Julian cùng với nhiều người thành lập một tổ chức  mang tên Cha mẹ Thẩm tra việc Bảo vệ trẻ em. Họ vận dụng luật tự do thông tin Úc để tiếp cận tài liệu của HCS, tổ chức rải tờ rơi, khuyến khích các nhà hoạt động bảo vệ trẻ em thu thập thông tin nội bộ để lập “ngân hàng dữ liệu trung ương”.
Năm 1999, sau gần 30 phiên điều trần và kháng án. Julian đạt được một thỏa thuận với vợ về việc nuôi  con. Trong thời gian này, theo lời bà Christine, cả hai mẹ con đều mắc chứng hậu sang chấn stress giống như bệnh của  binh sĩ Mỹ trở về nhà sau khi tham chiến ở Iraq.  Đặc biệt, tóc của Julian vốn màu đen nâu đã biến đổi thành đủ màu.

Có một thời gian Julian đến Việt Nam cưỡi mô tô rong ruổi khắp hang cùng ngõ tận. Anh làm nhiều nghề khác nhau, kể cả nghề tư vấn an ninh mạng, để sống. Anh dùng số tiền tiết kiệm được chu cấp cho con.

Trở về Úc, Julian ghi danh học môn vật lý ở Trường Đại học Melbourne với kỳ vọng giúp ích được nghề tin tặc. Nhưng kết quả không được như ý. Là học trò của Kafka, Koestler và Solzhenitsyn, Julian tin rằng sự thật, sáng tạo, tình yêu và đam mê đã bị các thể chế hiện hữu hủ hóa, tinh thần con người bại hoại.

Julian phác thảo một tuyên ngôn chống việc “cai trị bằng âm mưu”,  áp dụng lý thuyết đồ thị vào chính trị. Julian  tin rằng các thể chế chính trị  âm mưu dùng bí mật để tồn tại, bất chấp lợi ích của nhân dân. Triệt tiêu được bí mật, làm cho dòng thông tin giữa những kẻ âm mưu bị teo tóp đến mức gần bằng  không thì  sẽ không còn âm mưu nữa. Rò rỉ bí mật  trở thành một công cụ của chiến tranh thông tin. Đó là lý do ra đời WikiLeaks.

Lãng tử Julian Assange: Vô gia cư

Năm 2006, Julian Assange tự nhốt mình trong một căn nhà gần Trường Đại học Melbourne để xây dựng trang web WikiLeaks.

Chiếc giường ngủ của Julian đặt ngay trong phòng bếp cho tiện. Anh viết hàng đống sơ đồ của hệ thống trên tường, trên cửa để lúc nào cũng nhìn thấy cho khỏi quên. Julian mời  sinh viên của trường đại học ở lại đêm giúp anh xây dựng trang web WikiLeaks. Một trong số sinh viên đó kể lại: “Julian hầu như không ngủ cũng không ăn uống”.

WikiLeaks được xây dựng theo một mô hình  cực kỳ phức tạp, có khả năng bảo mật tài liệu hữu hiệu hơn bất cứ hệ thống mạng nào của ngành ngân hàng gấp nhiều lần, theo lời kể của Julian Assange với nhà báo Raffi Khatchadourian của tờ The New Yorker.

WikiLeaks, theo Julian, là một dạng báo chí mới, mang tính khoa học và minh bạch. Sứ mệnh của WikiLeaks là chống bất công. Julian Assange  cổ súy một  “phong trào xã hội” tiết lộ các bí mật “có thể lật đổ những chính quyền tồn tại bằng cách che giấu sự thật, kể cả chính quyền Mỹ”.
https://i0.wp.com/nld.vcmedia.vn/Images/Uploaded/Share/2010/12/08/10105970138-9-chantrang.jpg
Một chiếc xe dân sự của Iraq bị trực thăng Mỹ oanh kích tại Baghdad. Ảnh: World Press
Người của bí ẩn

WikiLeaks không giống một tổ chức truyền thông theo kiểu truyền thống. Nó không có nhân viên ăn lương, không có máy photocopy, không có bàn làm việc, không có ban phòng. Nó tiếp nhận các tài liệu bí mật từ những người cùng chung chí hướng với Julian Assange: Chống lại bất minh và bất công. WikiLeaks không bao giờ tiết lộ nguồn thông tin mà nó cung cấp trên mạng.

Bản thân Julian cũng không có nhà. Anh di chuyển từ nước này sang nước khác, ở đậu nhà bạn, nhà bạn của bạn, nhà cảm tình viên. Có những lúc, Julian sống ở các sân bay quốc tế.

Hành tung của Julian rất bí ẩn. Julian giới thiệu WikiLeaks lần đầu tại Diễn đàn Xã hội Thế giới, một hội nghị chống chủ nghĩa tư bản,  tổ chức tại Kenya cuối năm 2006.

Sau đó, anh lưu lại Kenya vài tháng. Trong thời gian này, Julian  thỉnh thoảng liên hệ với bạn bè qua điện thoại di động hoặc mạng internet nhưng không bao giờ cho biết đích xác đang ở đâu.

Có hàng trăm người tình nguyện trên thế giới làm việc bán thời gian cho WikiLeaks, giúp bộ máy vô cùng phức tạp của nó hoạt động 24/24 giờ. Chỉ có năm ba người làm việc thường trực cho nó.

Để giữ bí mật, cán bộ chủ chốt của WikiLeaks chỉ được biết đến bằng âm đầu của tên, ví dụ ông M. bà C. Những người này, kể cả Julian Assange liên lạc với nhau qua dịch vụ chat mã hóa trực tuyến.

Kế hoạch B

Sáng 30-3-2010, một người Úc cao lớn tự xưng là Julian Paul Assange đến một ngôi nhà cổ nhỏ nằm trên đường Grettisgata, ở Reyjavik, thủ đô nước Cộng hòa Iceland, hỏi thuê.

Đi chung với người khách lạ có vài người bản xứ. Julian tự giới thiệu với chủ nhà: “Chúng tôi là nhà báo đến đây để viết về vụ núi lửa Eyjafjallajokull phun trào”. Sau khi chủ giao nhà, Julian nhanh chóng kéo rèm kín mít tất cả cửa sổ, đêm hay ngày gì cũng vậy.

Ngôi nhà biến thành một phòng tác chiến. Julian gọi nó là hầm trú ẩn. Hầm có chừng nửa chục máy vi tính. Dưới sự chỉ đạo của Julian, các nhà hoạt động bản xứ làm việc không nghỉ. Mục tiêu của họ là xuất bản Kế hoạch B.

Đó là mật danh của một cuộn băng video được xếp hạng tài liệu mật dài 39 phút quay từ buồng lái trực thăng Apache của Mỹ tác chiến ở Baghdad, Iraq, ngày 12-7-2007. Cuộn băng mô tả lính Mỹ ba đợt bắn phá bừa bãi vào các mục tiêu dân sự, trong đó có hai vụ giết chết ít nhất 10  thường dân  và 2 phóng viên hãng tin Reuters.

Cuộn băng miêu tả sự tàn ác và không minh bạch của chiến tranh hiện đại mà Mỹ tiến hành ở Iraq và Afghanistan. Julian dự định trình bày Kế hoạch B trước một nhóm nhà báo tại CLB Báo chí Quốc gia ở Washington ngày 5-4-2010 với tên gọi “Sự kiện 2007”. Để thực hiện ý định này, Julian và các đồng sự phân tích rất kỹ cuộn băng gốc, biên tập nó thành một cuốn phim ngắn dài 17 phút, mở một chiến dịch báo chí, chuẩn bị tài liệu. Tất cả được thực hiện trong vòng chưa đến một tuần. Cả cuộn băng gốc dài 39 phút và cuộn băng ngắn hơn đã biên tập đều được tung lên mạng, tạo một cơn sốc cho Bộ Quốc phòng và chính quyền Mỹ.

Thay đổi thông tin báo chí

Julian Assange  muốn khi tung cuộn băng (và các tài liệu mật khác) lên mạng, sẽ không có cách gì gỡ nó xuống. Anh rất tự tin khi tuyên bố: “Chính phủ hay công ty nào muốn gỡ nó xuống thì chỉ có cách phế bỏ internet”. Julian cho biết nội dung cuộn băng được lưu giữ trong hơn 20 máy chủ khắp thế giới, sử dụng hàng trăm tên miền. Chi phí thuê mướn máy chủ lấy từ nguồn tài trợ của ủng hộ viên và của một số chiến hữu.

WikiLeaks  không sợ bị kiện. Các luật gia đại diện cho ngân hàng Anh Northern Rock từng dọa khởi kiện khi  WikiLeaks tiết lộ một văn bản nội bộ gây bối rối cho lãnh đạo ngân hàng này và cuối cùng gần như  phải năn nỉ WikiLeaks tha cho.

Một chính khách Kenya cũng dọa kiện sau khi WikiLeaks tiết lộ một báo cáo mật cho thấy tổng thống nước này  Daniel Arap Moi và những người cùng cánh rút ruột ngân sách nhà nước tuồn ra nước ngoài hàng tỉ USD. Kết quả, WikiLeaks được Tổ chức Ân xá Quốc tế ở Anh trao giải thưởng báo chí
Sau “Sự kiện 2007”, WikiLeaks tiếp tục tung ra tiếp “Nhật ký chiến tranh Afghanistan” bao gồm 76.900 tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ hồi tháng 7 và “Nhật ký chiến tranh Iraq” với 400.000 tài liệu mật hồi tháng 10 vừa qua.

Kể từ ngày 28-11, WikiLeaks bắt đầu rò rỉ nhỏ giọt tài liệu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ mà Julian nói lên đến hàng trăm ngàn, một sự kiện được mô tả như một vụ khủng bố 11-9 ngành ngoại giao thế giới.

Nhật báo New York Daily News gọi WikiLeaks là “một trang web có thể hoàn toàn làm thay đổi thông tin báo chí”.

THẢO HƯƠNG

Wikileaks: Úc quy trách nhiệm cho Mỹ

Bình luận về bài viết này

Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd (Reuters)

Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd (Reuters)

Ngoại trưởng Úc quy trách nhiệm cho Mỹ trong vụ Wikileaks tiết lộ tài liệu mật. Ông Kevin Rudd hôm nay (08/12/2010) tuyên bố là vụ rò rỉ 250.000 điện ngoại giao mật của Hoa Kỳ trên trang WikiLeaks là do lỗi từ phía Mỹ, chứ không phải là từ ông Julian Assange, sáng lập viên trang web này.

Đối với Ngoại trưởng Úc Kevin Rudd, việc các tài liệu bị tiết lộ đã nêu bật một vấn đề cốt lõi của Mỹ trong việc bảo đảm an ninh và bí mật cho ngành ngoại giao của nước này. Trước lúc ông Kevin Rudd phát biểu, Thủ tướng Úc Julia Gillard đã từng gọi vụ tiết lộ của WikiLeaks là một hành động “hết sức vô trách nhiệm”.

Như tin chúng tôi đã loan, ông Assange, 39 tuổi, một công dân Úc, đã bị bắt giữ tại Anh Quốc vào hôm qua vì các cáo buộc phạm tội tình dục ở Thuỵ Điển. Sau khi đơn xin tại ngoại hầu tra của bị bác bỏ, ông đã quyết định yêu cầu được chính quyền Úc giúp đỡ. Từ Luân Đôn, thông tín viên Muriel Delcroix tường trình :

“Đây là bước đầu cuộc đấu trên mặt pháp lý đối với ông Julian Assange đang phải ngồi tù. Toà án Westminster đã từ chối lời yêu cầu được tại ngoại của ông, cho dù nhiều nhân vật tên tuổi, trong đó có nhà đạo diễn Anh Ken Loach, đã tuyên bố sẵn sàng trả tiền bảo lãnh.

Julian Assange sẽ bị tạm giam cho đến ngày 14/12. Vào khi ấy, ngành tư pháp Anh sẽ ra quyết định về việc cho dẫn độ Assange về Thụy Điển. Ngành tư pháp Thụy Điễn đang truy tố người sáng lập Wikileaks về 4 tội danh trong đó có tội hiếp dâm. Nạn nhân là hai phụ nữ ở Thụy Điễn, trong mùa hè vừa qua.

Nhưng Julian cho biết là anh sẽ đấu tranh đến cùng để chống lại khả năng bị dẫn độ qua Stockholm, Luật sư của Assange nghi ngờ là chính quyền Thụy Điển nhắm mục tiêu chính trị và đã hành động dưới sức ép. Vào lúc mà giữa Thụy Điển với Hoa Kỳ đã có thoả thuận cho dẫn độ, Julian Assange rất dễ bị đưa ra trước một toà án Mỹ vì đã tiết lộ tài liệu mật quân sự và ngoại giao Hoa Kỳ. Trong khi chờ đợi, thì Julian Assange không muốn bị cô lập. Ông đã quay sang phía Úc, xin được tòa lãnh sự Úc ở Luân Đôn giúp đỡ.’’

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20101208-uc-quy-trach-nhiem-cho-my-trong-vu-wikileaks-tiet-lo-tai-lieu-mat-0

Chân dung người phụ nữ khiến ông chủ WikiLeaks hầu tòa

Bình luận về bài viết này

Anna Ardin, một trong hai người phụ nữ đã tố cáo ông chủ của WikiLeaks, Julian Assange, về tội xâm hại tình dục là một thành viên của tổ chức “nữ quyền cực đoan” dưới sự bảo trợ của CIA.

Anna, khoảng 25 tuổi, hiện đang làm việc tại Đại học Uppsala và cư trú tại Södermalm ở Stockholm.

Có thể nói, Anna Ardin là một phụ nữ khá nổi tiếng tại Thụy Điển, nhất là sau sự kiện cô lên tiếng cáo buộc ông chủ trang web WikiLeaks xâm hại tình dục mình, mặc dù Jilian Assange cho rằng đây là hành động vu khống nhằm bôi nhọ danh dự của ông.

 

Anna Ardin
Anna Ardin

Anna cũng được biết đến là người thích nổi tiếng hay trở thành tâm điểm của sự chú ý. Cô cũng được cho là một người nhiệt tình tham gia chống quấy rối tình dục ở nữ giới.

Theo thông tin trên trang Twitter của Anna, ngày 11/8, Julian Assange đến Stockholm để diễn thuyết trong một cuộc hội thảo do Đảng Dân chủ Xã hội tổ chức diễn ra vào 3 ngày sau đó. Người phụ trách cuộc hội thảo này là Anna và chính cô là người mời Assange tới tham gia buổi diễn thuyết.

Anna là người rất hâm mộ Assange dù chưa gặp lần nào. Sau đó, Anna còn mời ông ở lại nhà của mình trong thời gian lưu trú tại Stockholm.

Ngoài ra, trong chuyến thăm này, Anna còn được chỉ định làm thư ký báo chí của Assange trong một thời gian ngắn. Tên của cô cũng được đưa lên báo thông cáo về các thỏa thuận của WikiLeaks với Đảng Dân chủ xã hội. Nhưng sau đó nó đã được gỡ xuống.

Tuy nhiên, theo bài viết trên tờ CounterPunch xuất bản hồi tháng 8 và đầu tháng 12, Anna Ardin được cho là “có mối quan hệ với tổ chức chống Fidel Castro và các tổ chức cộng sản do Mỹ tài trợ”.

Ardin còn làm việc cho tổ chức Las damas de blanco hay còn được gọi là The Ladies in White, một nhóm nữ quyền cực đoan chống đối Fidel Castro ở Cuba. Nhóm này được lãnh đạo bởi Carlos Alberto Montaner – một người có mối liên hệ với CIA.

Những công bố mới cũng cho thấy Las damas de blanco được tài trợ một phần bởi Chính phủ Hoa Kỳ và nhận được sự hậu thuẫn của Luis Posada Carriles – một cựu thành viên của CIA đã từng bị kết án về các cuộc khủng bố làm chết hàng trăm người.

Nguyễn Hường
(Tổng hợp)

Phe ủng hộ WikiLeaks thực hiện tấn công trả đũa

Bình luận về bài viết này

Ngày 7/12, lượng truy cập vào vào trang web của ngân hàng Bưu điện Thụy Sĩ đã tăng lên một cách bất thường và dẫn tới việc truy cập vào trang này rất chậm hoặc không thể thực hiện được.

Theo phát ngôn viên của PostFinance, Marc Andrey, đây là cuộc tấn công của những người có cảm tình với Julien Assange, người sáng lập WikiLeaks, nhằm trả đũa việc ngân hàng này đã phong tỏa tài khoản quyên góp tài chính ủng hộ Assange và các thành viên khác của WikiLeaks tại Thụy Sĩ.

Marc Andrey cũng trấn an các khách hàng của PostFiance rằng, không hề có nguy cơ các dữ liệu nhạy cảm của khách hàng bị rò rỉ, tuy nhiên, hiện vẫn chưa biết khi nào trang web của ngân hàng này mới hoạt động bình thường trở lại.

Điều không may tương tự cũng đã xảy ra với Paypal, công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử, chuyên cung cấp các dịch vụ thanh toán và chuyển tiền qua mạng, khi đã phong tỏa các nguồn tài chính được chuyển tới ủng hộ ông chủ WikiLeaks vào ngày 3/12 vừa qua. Hiện trang web của Paypal cũng đang bị tê liệt.

Theo phát ngôn viên của Mastercard, doanh nghiệp chuyên về dịch vụ thẻ tín dụng cũng không chấp nhận các thanh toán được khách hàng thực hiện nhằm ủng hộ một cách gián tiếp hoặc trực tiếp các hoạt động bất hợp pháp. Mastercard đã phong tỏa các nguồn tài chính được chuyển tới trang WikiLeaks.

Theo trang thông tin trực tuyến CNET, từ nay, WikiLeaks cũng không thể nhận được các khoản tiền ủng hộ của những người hâm mộ qua kênh thẻ tín dụng VISA hoặc chuyển khoản cũng như qua bưu điện./.

Đức Hùng/Geneva (Vietnam+)

Kết thúc phiên xét xử đầu tiên “cha đẻ” WikiLeaks

Ông Julian Assange, người sáng lập trang mạng WikiLeaks. (Nguồn: Getty Images)
ào lúc 14 giờ chiều 7/12 (tức 23 giờ đêm 7/12 theo giờ Hà Nội), phiên tòa đầu tiên xét xử ông Julian Assange, người sáng lập trang mạng WikiLeaks, đã diễn ra tại London (Anh).

Tòa án Westminster đã bác đề nghị bảo lãnh và tuyên bố tạm giữ ông Assange cho tới phiên xét xử kế tiếp vào ngày 14/12.

Trong phiên xét xử, bà Gemma Lindfield, đại diện cho nhà chức trách Thụy Điển, cho biết ông Assange bị truy nã với bốn cáo buộc cưỡng bức và quấy rối tình dục. Tuy nhiên, ông Assange và các luật sư cho rằng những cáo buộc trên bắt nguồn từ một “vụ xung đột về chuyện quan hệ tình dục có sự đồng thuận nhưng không dùng các biện pháp bảo vệ,” đồng thời khẳng định rằng vụ việc đã bị “chính trị hóa.”

Người sáng lập WikiLeaks đã đề xuất được bảo lãnh tại ngoại với sự hỗ trợ về tài chính từ đạo diễn phim Ken Loach, nhà hoạt động xã hội Jemima Khan và nhà báo John Pilger cùng một số người khác.

Tuy nhiên, tòa án đã bác đề nghị này và quyết định mở phiên tòa kế tiếp vào ngày 14/12 tới để kết luận việc có dẫn độ người sáng lập WikiLeaks sang Thụy Điển hay không.

Ông Assange và các luật sư tuyên bố sẽ đấu tranh tới cùng để không bị dẫn độ sang Thụy Điển do lo ngại có thể bị dẫn độ sang Mỹ.

Trong một diễn biến liên quan, tiếp sau Mastercard, nhà điều hành thanh toán thẻ Visa cũng đã quyết định ngừng cung cấp dịch vụ trên trang WikiLeaks.

Visa Europe cho biết hãng này đã ngừng hoạt động thanh toán thẻ Visa trên trang WikiLeaks trước những điều tra về bản chất kinh doanh của trang web này và việc liệu WikiLeaks có vi phạm các nguyên tắc hoạt động của Visa hay không.

Trước đó, hãng Mastercard cũng đã quyết định dừng tất cả các khoản thanh toán từ thẻ Mastercard trên trang WikiLeaks./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nhà sáng lập WikiLeaks trình diện cảnh sát Anh

Bình luận về bài viết này

Đông đảo phóng viên bên ngoài tòa địa phương, nơi ông Assange xuất hiện hôm qua – Ảnh: Reuters

WikiLeaks tuyên bố sẽ tiếp tục tung ra đều đặn các mật điện ngoại giao mới, bất chấp việc nhà sáng lập website này đã bị cảnh sát Anh bắt vào hôm qua.

Như tuyên bố trước đó, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã nộp mình cho cảnh sát Anh vào hôm qua sau khi Thụy Điển phát thêm lệnh bắt mới có hiệu lực tại châu Âu. Ông Assange, cùng với các luật sư là Mark Stephens và Jennifer Robinson, đã đến sở cảnh sát tại London vào 9 giờ 30 sáng giờ địa phương (16 giờ 30 giờ VN) theo đúng lịch hẹn. Tại đây, người làm khuynh đảo chính trường thế giới đã bị bắt theo lệnh châu Âu. Giới chức Thụy Điển đã yêu cầu ông trình diện để làm rõ cáo buộc về xâm hại tình dục đối với 2 nữ tình nguyện viên của WikiLeaks hồi tháng 8, điều mà ông luôn bác bỏ. Trước đó, cảnh sát Anh biết được nơi ở của Assange nhưng không truy bắt vì lệnh “cảnh báo đỏ” của Interpol không thể buộc cảnh sát địa phương tham gia vào vụ bắt giữ một nghi can. Chỉ sau khi Thụy Điển đưa ra lệnh bắt ở châu Âu, ông Assange mới xuất đầu lộ diện.

Cho đến tối 6.12, ông Assange và đội ngũ luật gia liên tục thay đổi địa điểm ra trình diện để tránh tình trạng hỗn loạn về truyền thông, theo Guardian. Sau khi trình diện cảnh sát, nhà sáng lập WikiLeaks xuất hiện trước tòa địa phương tại thành phố Westminster để quyết định thời gian dẫn độ về Thụy Điển. Tòa sẽ có 21 ngày để xác định có dẫn độ ông này hay không. Trong trường hợp phán quyết bất lợi, ông Assange có thể đệ đơn kháng cáo lên tòa cao hơn và ông sẽ làm điều này, theo luật sư bên bị. Trước đó, luật sư người Anh Mark Stephens nói ông Assange có thể dựa trên lý lẽ rằng giới chức Thụy Điển có thể tra hỏi thông qua điện thoại truyền hình trực tuyến từ Stockholm, hoặc tại sứ quán nước này ở London và khẳng định rằng lệnh dẫn độ có động cơ chính trị. Luật sư Stephens cho biết thêm thân chủ của ông cũng đang muốn nghe trực tiếp từ giới công tố Thụy Điển về các cáo buộc mà ông phải đối mặt, cũng như chứng cứ chống lại ông.

Tờ The New York Times dẫn thông cáo của cảnh sát Anh rằng ông Assange đối mặt với cáo buộc từ chính quyền Thụy Điển về tội ép buộc phi pháp, 2 tội về quấy rối tình dục và một tội cưỡng hiếp. Theo đó, 2 phụ nữ cho hay họ ban đầu đã đồng ý quan hệ tình dục với ông Assange nhưng sau đó chống cự khi ông này không chịu sử dụng bao cao su.

Tương lai vô định

Dù vẫn còn nhiều tranh cãi, vụ bắt giữ nhà sáng lập WikiLeaks đã mở ra một loại các câu hỏi mới xung quanh tương lai của ông Assange, khi mà Bộ Tư pháp Mỹ tại Washington cho hay đang tiến hành một cuộc điều tra vô cùng nghiêm trọng đối với vấn đề WikiLeaks. Trong hơn 10 ngày qua, WikiLeaks đã tung ra hơn 1.000 trong số hơn 250.000 điện tín ngoại giao của Mỹ. Ông Assange từng khẳng định sẽ tiếp tục tung thêm nhiều tài liệu gây sốc mới nếu mình hoặc website WikiLeaks bị vướng vòng vây của pháp luật. “Hơn 100.000 người” đã nhận được toàn bộ dữ liệu của 251.287 điện tín đã được mã hóa và bất cứ chuyện gì xảy ra cho ông Assange, những phần chủ chốt nhất sẽ tràn ngập internet, theo Guardian dẫn lời ông này hôm 3.12. Cũng theo tờ báo này, ông Assange hiện thời vẫn chưa có ý định tung ra “át chủ bài” như đã cảnh báo.

Giữa lúc đó, WikiLeaks tuyên bố trên trang Twitter rằng sẽ tiếp tục tung ra nhiều thư tín ngoại giao bất chấp thực tế nhà sáng lập trang đang bị tạm giam. Nội dung tin nhắn trên Twitter là: “Chuyện xảy ra đối với nhà sáng lập Julian Assange sẽ không ảnh hưởng đến hoạt động của WikiLeaks: chúng tôi sẽ tiết lộ thêm nhiều thư tín tối nay như thường lệ”. Trước đó, Ngân hàng PostFinance của Thụy Sĩ đã đóng băng tài khoản của Assange với lý do ông này cung cấp thông tin sai lệch về nơi ở của mình khi mở tài khoản. Với sự rút lui đồng loạt của các nhà cung cấp máy chủ là Amazon.com, EveryDNS.net, và công cụ trả tiền qua mạng PayPal.com, ông Assange và WikiLeaks đã mất 100.000 euro/tuần. Hôm qua, đến phiên nhà cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng MasterCard từ chối các giao dịch điện tử có liên quan đến WikiLeaks. Đường đóng góp duy nhất hiện nay là thông qua nhà cung cấp dịch vụ thẻ tín dụng Visa đến một website ở Iceland.

Theo The New York Times, loại tư liệu điện tín ngoại giao Mỹ đầu tiên đã được tung ra gần hết và 5 cơ quan truyền thông có được toàn bộ dữ liệu này tuyên bố chưa có kế hoạch công bố thêm. Còn kho tài liệu trên mạng vẫn chưa được bẻ khóa bất chấp cố gắng của các chuyên gia Mỹ.

NATO lên kế hoạch chống Nga

Theo tiết lộ mới của WikiLeaks đăng trên tờ Guardian, lần đầu tiên kể từ thời Chiến tranh lạnh, NATO đã đồng ý thông qua những kế hoạch bí mật với mục tiêu bảo vệ phần đông bắc châu Âu trước cái mà họ gọi là đe dọa từ phía Nga. Sau cuộc chiến giữa Nga và Georgia hồi tháng 8.2008, các nước láng giềng Nga tỏ ra sợ hãi và yêu cầu NATO bảo vệ. Đức và các quốc gia Tây Âu trước đây liên tục phản đối các kế hoạch tăng cường bảo vệ cho các quốc gia vùng Baltic, với lo ngại có thể làm phật lòng Nga. Tuy nhiên, sau xung đột giữa Nga và Georgia, Đức cuối cùng đã đề xuất ý kiến triển khai kế hoạch Eagle Guardian (tạm dịch là Đại bàng Bảo vệ). Cũng theo tờ Guardian, giới lãnh đạo NATO được cho là đã thông qua chiến lược mới nhằm bảo vệ những khu vực dễ tổn thương của Đông Âu trong vòng bí mật tại một hội nghị ở Lisbon (Bồ Đào Nha) hồi tháng rồi.

Bức điện cũng cho biết, trong những cuộc đối thoại với Warsaw, Washington đã đề nghị trợ giúp Ba Lan tăng cường khả năng phòng thủ trước đối thủ Nga hùng mạnh. Theo đó, Lầu Năm Góc sẽ triển khai các lực lượng hải quân đặc biệt đến những cảng chiến lược ở vùng Baltic là Gdansk và Gdynia, đặt phi đội chiến đấu cơ F-16 tại Ba Lan và luân chuyển các máy bay vận tải C-130 từ căn cứ quân sự Mỹ tại Đức đến quốc gia láng giềng của Nga. Guardian dẫn thông tin từ báo Ba Lan Gazeta Wyborca cho hay 9 sư đoàn của NATO đã xác định rõ các chiến dịch trong trường hợp Nga điều quân tràn qua biên giới Ba Lan hoặc khu vực Baltic. Khi đó, các cảng cụ thể tại Bắc Ba Lan và Đức sẽ tiếp nhận các lực lượng hải quân cũng như tàu chiến của Anh và Mỹ. Các cuộc tập trận đầu tiên của NATO theo kế hoạch trên sẽ diễn ra tại Baltic vào năm sau, theo Guardian.

Thụy Miên

nguồn: http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201050/20101207231407.aspx

 

Thổ Nhĩ Kỳ rúng động vì WikiLeaks; Nhà sáng lập WikiLeaks sắp “trình diện” cảnh sát Anh

Bình luận về bài viết này

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ đang dọa sẽ kiện những điện văn ngoại giao bị tiết lộ mới đây trên trang web của WikiLeaks.

Dorian Jones | Istanbul

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan

Hình: AP

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayyip Erdogan

Một công điện của cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Thổ Nhĩ Kỳ Eric Edelman, cáo buộc Thủ tướng Recept Tayyip Erdogan có đến 8 tài khoản trong Ngân hàng Thụy Sỹ đã gây phẫn nộ. Lên tiếng với những người ủng hộ ông, Thủ tướng Erdogan không thể kềm được cơn giận dữ.

Ông nói những ai lăng mạ ông và những người ủng hộ ông sẽ bị thiệt hại nặng vì những lời lẽ đó, sẽ bị dứt điểm và sẽ tiêu tan sự nghiệp.

Thủ tướng Thổ còn tiếp tục đưa ra thêm những lời đe dọa.

Ông nói các thân hữu của ông đang có kế hạch nhắm vào những nhà ngoại giao này hiểu theo nghĩa luật lệ quốc gia và luật pháp quốc tế. Thổ Nhĩ Kỳ đã thảo luận những vấn đề này với chính quyền Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã đưa ra lời xin lỗi, nhưng không đủ. Chính phủ Hoa Kỳ cần phải có tất cả những biện pháp cần thiết để trừng phạt những nhà ngoại giao này.

Ông còn đề nghị đến cả chuyện từ chức Thủ tướng và đại biểu trong quốc hội nếu như những lời gán ghép đó có thể chứng minh là đúng sự thực.
Lãnh tụ đảng đối lập Kemal Kilocdaroglu đã nổi tiếng nhờ phanh phui nhiều vụ tham nhũng trong chính phủ. Kể từ khi lên lãnh đạo đảng, ông vẫn chú tâm theo dõi ông Erdogan và giờ đây ông tin là giây phút của sự thực đã đến với Thủ tướng Erdogan.

Ông nói mọi người đang chờ cho thủ tướng đệ đơn kiện Hoa Kỳ và đem những lỡi lẽ cáo buộc của nhà ngoại giao Hoa Kỳ đó ra bối cảnh chính trị quốc tế.

Giới phân tích cho biết Kilocdaroglu tin rằng ông đã dồn thủ tướng đến chân tường vì ông Ergogan, cùng với đảng của ông, đã bị sa lầy trong những cáo buộc về tham nhũng, và những cáo buộc trong những điện văn của Hoa Kỳ đã hâm nóng trở lại những lời tố cáo này để báo chí đưa lên làm tin hàng đầu.

Cây bút chuyên về chính trị Murat Yetkin nói rằng tình trạng sẽ còn tệ hại hơn cho chính phủ Thổ.

Ông cho biết: “Nếu như có thêm những lời tố cáo tham nhũng nhắm vào chính phủ Thổ bị WikiLeaks đưa ra thì chính phủ này có thể bị đặt vào vị thế rất khó khăn. Và chính phủ này rất nhạy cảm trong vấn đề này và tìm cách chuyển hướng chú ý của dư luận từ những tố cáo tham nhũng sang vấn đề ngoại giao.”

Nhưng một số giới chức trong chính phủ lại nghĩ khác trong vấn đề bị WikiLeaks tiết lộ. Phát ngôn viên chính phủ Huseyin Celick cho rằng đây có thể là một âm mưu của Israel nhắm vào chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Abdullah Gul cũng có chung sự ngờ vực đó. Ông nói Israel đang được hưởng lợi từ những vụ tiết lộ này.

Trên đường phố Istanbul, một số người không tin là những lời cáo buộc đó đúng sự thực.

Một số nói rằng họ không thấy các tài khoản đó và cũng không thấy có tài liệu nào nói về nó, nên cũng không thể nói là có mà cũng không thể nghĩ là hoàn toàn không đúng.

Có người thì cho rằng Thủ tướng Erdogan rất giàu nhưng không tin là ông có một tài khoản ở ngân hàng Thụy Sỹ.

Cũng có người cho rằng các nhà ngoại giao Mỹ phải làm công việc của họ, họ nghe những lời ngồi lê đôi mách và họ phải báo cáo để làm công việc của họ, thế thôi. Họ tin là một số câu chuện là đúng sự thực, kể cả vụ các tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên họ đoán rằng nếu như thủ tướng của họ có mở tài khoản ở Thụy Sỹ đi chăng nữa thì cũng không phải dưới tên của ông, mà là nhờ thân nhân đứng tên.

Với cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra trong vòng chưa đầy một năm nữa, các nhà phân tích thời cuộc cho rằng những điện vặn ngoại giao bị WikiLeaks tiết lộ đã làm cho thủ tướng rất lo ngại. Nhưng họ cũng cảnh báo rằng sẽ có thêm hàng ngàn điện văn ngoại giao nữa, theo dự kiến, sắp bị tiết lộ trong các tuần lễ và những tháng sắp tới, nên bây giờ là lúc chính phủ của Thủ tướng Erdogan lúc này đang đứng ngồi không yên.

Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/news/world/cq-turkey-wikileaks-12-06-10-111406249.html

Nhà sáng lập WikiLeaks sắp “trình diện” cảnh sát Anh

(TNO) Chính luật sư của Julian Assange – nhà sáng lập trang web WikiLeaks – đã thông báo hôm 6.12 rằng ông đang sắp xếp để thân chủ đến gặp cảnh sát Anh.

Dù không chịu khẳng định việc Assange có đang ở nước Anh hay không, luật sư Mark Stephens xác nhận cuộc gặp sẽ diễn ra trên đất nước Anh và với cảnh sát Anh. Ông này cũng không chịu đưa ra một thời điểm xác định nào cho cuộc gặp.

Trước đó, cảnh sát Anh đã gọi điện thoại cho Assange, thông báo họ đã nhận yêu cầu dẫn độ Assange từ phía Thụy Điển. Được biết nhân vật đang thu hút sự chú ý của cả thế giới này bị tố cáo cưỡng hiếp và quấy rối tình dục ở Thụy Điển. Một tòa án tại Thụy Điển đã ban hành lệnh bắt ông Assange vì lý do kể trên.


Những tài liệu do Assange tiết lộ trở thành “hàng nóng” trên khắp thế giới – Ảnh: AFP

Assange chính là nhân vật đứng sau trận “cuồng phong” khủng khiếp đang thổi khắp thế giới, với việc tiết lộ hàng chục ngàn thư tín điện tử nội bộ giữa các quan chức Mỹ, trong đó bao gồm cả những thông tin mật.

Cũng trong ngày hôm qua, chính quyền Thụy Sĩ hủy bỏ một tài khoản của Assange đăng ký tại nước này, lấy lý do ông đã khai thông tin sai khi đăng ký tài khoản.

Trong khi đó, một thẩm phán Pháp đã bác yêu cầu buộc nhà cung cấp web OVH không cho WikiLeaks hoạt động nữa. Trước đó, chính phủ Pháp đã kêu gọi “đá văng” WikiLeaks ra khỏi nước Pháp.

Sau khi WikiLeaks bị “trục xuất” khỏi nước Mỹ, Bộ trưởng Công nghiệp Pháp Eric Besson yêu cầu cấm trang web này khỏi các máy chủ đặt ở Pháp. Được biết kể từ thứ năm vừa qua, WikiLeaks đã “tị nạn” tại Pháp.

Hãng thông tấn AFP dẫn lời giám đốc điều hành OVH Octave Klaba phát biểu: “OVH không ủng hộ cũng không chống lại trang web này… Chúng tôi chỉ thực hiện đầy đủ hợp đồng. Đó là công việc của chúng tôi”.

Nguồn: ĐN – http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201050/20101207111552.aspx

Hai tiết lộ quan trọng mới của WikiLeaks

1 bình luận

Hai tiết lộ quan trọng mới của WikiLeaks

TT- – TTO – WikiLeaks đã công bố một danh sách mật các cơ sở hạ tầng chủ chốt, từ đường ống dẫn dầu cho tới các nơi cung cấp vắcxin phòng bệnh đậu mùa trên toàn cầu.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, nếu bị tấn công hoặc bị rơi vào tay những kẻ khủng bố có thể “ảnh hưởng nghiêm trọng” đến an ninh nước này.

Theo AFP, trong bức điện tín đề tháng 2-2009 này, Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu các phái bộ ở nước ngoài lên danh sách những cơ sở hạ tầng và nguồn lực chủ chốt trên toàn cầu “mà khi bị rơi (vào tay những kẻ khủng bố) có thể gây tác động nghiêm trọng đến an ninh sức khỏe, an ninh kinh tế, an ninh quốc gia và nội địa của Mỹ”.

Trong danh sách này có các tuyến cáp ngầm dưới biển, những hệ thống viễn thông chủ chốt, các cảng, nguồn khoảng sản và các doanh nghiệp có tầm quan trọng chiến lược tại các nước, từ Áo cho tới New Zealand.

Theo TTXVN, trong một bức điện tín khác là của Bộ Ngoại giao Mỹ viết chi tiết về cuộc thảo luận hồi tháng 3-2009 tại Washington giữa bà Clinton và Thủ tướng Australia khi đó là ông Kevin Rudd.

Trong cuộc thảo luận này Thủ tướng Rudd đã yêu cầu cho biết rõ về chính trường Nga vì ông sắp gặp Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Theo bức điện tín, “bà Clinton nói rằng ông Medvedev đang tìm kiếm vai trò xác thực và vị thế tương xứng với Thủ tướng Putin.

Ngày 5-12, Reuters đưa tin các nhà ngoại giao của Mỹ dính líu đến vụ rò rỉ tài liệu trên WikiLeaks sẽ bị thuyên chuyển khỏi đại sứ quán, ít nhất là tạm thời đến khi vụ việc lắng dịu.

“Trong thời gian tới, tạm thời chúng tôi sẽ mất việc”, một chuyên gia ngoại giao cấp cao giấu tên của Mỹ nói với Reuters. “Điều này thực sự tồi tệ. Tôi không thể nói quá lên được”.

Người này thổ lộ rằng chẳng ai muốn nói chuyện với họ và họ sẽ phải mất 2 đến 5 năm để xây dựng lại lòng tin và hiện tại họ đang phải đối mặt với những câu nói kháy từ những người mà họ bắt buộc phải liên hệ.

Tờ The Daily Beast chuyên nghe ngóng các tin hậu trường ở Mỹ cho biết chính quyền Obama đã lên kế hoạch cải tổ quy mô lớn trong ngành ngoại giao, quân sự và tình báo sau vụ WikiLeaks tiết lộ 251.287 tài liệu ngoại giao của Mỹ. Theo đó, các đại sứ quán của Mỹ ở khắp nơi trên thế giới sẽ bị thuyên chuyển hoặc cho nghỉ việc, ít nhất là tạm thời.

Leslie Phillips, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, cho hay họ sẽ làm điều này nếu cần thiết.

Còn thượng nghị sĩ John Kerry thừa nhận rằng việc thay đổi nhân sự sẽ mang lại lợi ích. “Một điều có thể xảy ra là có những nơi người ta nói không thể làm việc với những nhà ngoại giao này”, Kerry nói trên chương trình “Meet the Press” (Gặp gỡ báo chí) của kênh NBC. Nhiều khả năng đại sứ Karl Eikenberry tại Afghanistan phải về nước vì từng đánh giá “gay gắt” về tổng thống Hamid Karzai và các quan chức cấp cao khác sau khi nguồn tài liệu WikiLeaks tiết lộ.

Một quan chức cao cấp khác của ngành quốc phòng Mỹ cũng cho biết sẽ thuyên chuyển những người giỏi nhất vì họ dám nói ra sự thật về đất nước mà họ đang công tác. Ông Karl Eikenberry từng viết rằng tham nhũng ở chính phủ Afghanistan ở mức cao nhất

Một quan chức cao cấp nữa nằm trong danh sách thuyên chuyển là đại sứ Gene Cretz ở Libya vì từng viết rằng đại tá Muammar Gaddafi của nước này “chẳng bao giờ đi đâu ngoài việc đưa một nàng tóc vàng gợi cảm Ukraine về nhà”.

Trong khi đó, trang WikiLeaks đang đối mặt với nhiều thách thức khi nhà cung cấp dịch vụ Amazon tại Mỹ đã từ chối cung cấp tên miền WikiLeaks.org quen thuộc.

“Nếu người ta muốn đánh sập máy chủ của WikiLeaks thì bây giờ quá muộn rồi”, phó chủ tịch Swiss Pirate Party tên là Pascal Gloor nói với AP. “Giờ đã có hàng trăm trang web được gọi là bản sao (mirror) của WikiLeaks. Đó là một thử nghiệm đối với việc kiểm duyệt trên Internet. Liệu các chính phủ có đóng cửa được toàn bộ thế giới mạng không?”

Hôm nay 6-12, Swiss Pirate Party, một tổ chức của Thụy Sĩ thành lập hai năm trước với mục tiêu bảo vệ tự do thông tin, đã đứng ra cung cấp tên miền wikileaks.ch. Dù kết nối từ máy chủ ở Pháp không thực hiện được, người dùng vẫn tiếp cận được WikiLeaks qua máy chủ ở Thụy Sĩ.

“Nếu người ta muốn đánh sập máy chủ của WikiLeaks thì bây giờ quá muộn rồi”, phó chủ tịch Swiss Pirate Party tên là Pascal Gloor nói với AP. “Giờ đã có hàng trăm trang web được gọi là bản sao (mirror) của WikiLeaks. Đó là một thử nghiệm đối với việc kiểm duyệt trên Internet. Liệu các chính phủ có đóng cửa được toàn bộ thế giới mạng không?”

Nghị sĩ đảng Cộng hòa Mitch McConnell gọi ông Julian Assange, chủ nhân của WikiLeaks, là “kẻ khủng bố công nghệ cao” và ông hi vọng Assange sẽ bị truy tố vì gây ra những “thiệt hại to lớn”.

Nguồn:

PHAN ANH

http://vn.news.yahoo.com/tto/20101206/twl-hai-tiet-lo-quan-trong-moi-cua-wikil-5727bc2.html

WikiLeaks tiết lộ thông tin về Trung Quốc; Hai mặt trận chống WikiLeaks

Bình luận về bài viết này

Trong lúc thực hiện chính sách phô trương sức mạnh ra toàn cầu, Trung Quốc đã làm mất lòng nhiều đối tác, từ phương Tây đến những nước châu Phi.

WikiLeaks tiết lộ thông tin về Trung Quốc

Theo tiết lộ của tờ Guardian vào hôm qua, Đại sứ Mỹ tại Trung Quốc Jon Huntsman trong một điện tín hồi tháng 2 từng nhận xét chính sách ngoại giao của Bắc Kinh khiến họ đang mất dần bạn bè. Trong những thư tín khác, các nhà ngoại giao Mỹ trích lời than phiền từ giới chức châu Phi khi đề cập những thỏa thuận đổi viện trợ lấy tài nguyên một cách cưỡng bách.

Đánh mất bạn hữu

Trong bức điện gửi về Washington, ông Huntsman cáo buộc Bắc Kinh đang thực hiện chính sách “phô trương sức mạnh”. “Nhiều nhà ngoại giao than phiền với chúng tôi rằng quan hệ với Trung Quốc đang trở nên ngày càng khó khăn hơn”, ông ghi nhận. Đại sứ Mỹ dẫn một số ví dụ cụ thể, chẳng hạn Đại sứ Ấn Độ tại Bắc Kinh yêu cầu được hợp tác gần gũi với Mỹ vì “sự tiếp cận quá thô bạo của Trung Quốc”; các nhà ngoại giao Nhật Bản than phiền vì giới chức Trung Quốc hành xử khó khăn trong lúc chuẩn bị các hội nghị cấp cao; một quan chức Nhật khác lo ngại căng thẳng leo thang tại biển Hoa Đông…

Thông qua các tài liệu do WikiLeaks thu thập được, những căng thẳng chính yếu diễn ra giữa Trung Quốc với các quốc gia láng giềng, hoặc giữa Trung Quốc với phương Tây. Bên cạnh đó, một số bức điện khác cũng bộc lộ lo ngại từ lục địa đen, nơi Bắc Kinh không ngừng gia tăng ảnh hưởng. Vài nhà ngoại giao châu Phi cảm thấy “nghi ngờ và giận dữ” về vai trò của Trung Quốc. Một quan chức Nigeria còn đưa ra ý kiến rằng các nước nghèo hơn đang buộc phải ký vào những thỏa thuận đổi tài nguyên lấy viện trợ. Còn tại Ma-rốc, phía Mỹ dẫn lời nhận xét của một nhà ngoại giao nước này cho rằng: “Trung Quốc sẽ không bao giờ đảm đương được vai trò của một nhà lãnh đạo toàn cầu nếu tiếp tục đối xử tệ bạc với những đối tác thương mại”.

Viên thuốc độc

Julian Assange đã tung lên mạng internet một kho thông tin được mã hóa, gọi là “viên thuốc độc”, trong đó chứa đầy tài liệu vô cùng nhạy cảm, có thể kể đến những bí mật về Tập đoàn dầu khí BP và trại tù Guantanamo. Ông Assange cảnh báo bất cứ chính phủ nào bắt ông hay ngăn chặn hoạt động của WikiLeaks sẽ đối mặt với một làn sóng rò rỉ thông tin mới, bao gồm cả bí mật quốc gia lẫn thương mại. Một trong các tập tin này, tên insurance.aes256, đã được hàng chục ngàn người tải về “để sẵn” chờ WikiLeaks mở khóa. Đài Fox dẫn lời Bộ Quốc phòng Mỹ xác nhận sự tồn tại của tập tin trên nhưng chưa xác định được nội dung của nó.

Tờ The New York Times và Guardian cũng công bố tiếp các thư tín khác với nội dung hai lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc đã đích thân chỉ thị vụ tấn công tin tặc đối với công cụ tìm kiếm Google hồi tháng 1 năm nay. Một trong những nguyên nhân khiến giới lãnh đạo Trung Quốc nổi giận với Google là họ tìm thấy các thông tin tiêu cực khi sử dụng công cụ này, theo Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc. Trước nay, Bắc Kinh luôn bác bỏ mọi cáo buộc có dính líu đến vụ tấn công, vốn là một trong những nguyên nhân khiến Google bỏ đại lục sang Hồng Kông hồi đầu năm.

Chưa hết, Trung Quốc còn bị cho là liên tục thực hiện những vụ tấn công các website của Chính phủ Mỹ, những tập đoàn tư nhân và các đồng minh phương Tây của Washington bắt đầu từ năm 2002.

WikiLeaks bị cắt nguồn tài trợ

Trong lúc các tờ báo phương Tây tiếp tục Công bố thêm nhiều mật điện do WikiLeaks cung cấp, Công ty dịch vụ thanh toán qua mạng PayPal tuyên bố hạn chế vĩnh viễn tài khoản của WikiLeaks từ hôm 3.12 vì đã vi phạm chính sách của công ty này. Trong một tuyên bố được Đài CNN dẫn lại, PayPal cho hay WikiLeaks đã phạm phải điều khoản quy định dịch vụ trả tiền thông qua PayPal không được sử dụng cho các hoạt động có thể khuyến khích, quảng bá, tài trợ hoặc chỉ dẫn người khác thực hiện những hành vi bất hợp pháp. Xác nhận thông tin trên vào hôm 4.12, WikiLeaks thông báo trên trang Twitter của mình rằng Mỹ đã tạo áp lực buộc PayPal rút lui. WikiLeaks cũng cung cấp một website nhận tiền tài trợ khác, nơi những người ủng hộ có thể đóng góp bằng thẻ tín dụng, chuyển khoản ngân hàng hoặc thông qua thư điện tử.

Trước đó, hai công ty cung cấp tên miền của Mỹ là EveryDNS.net và Amazon.com đã từ chối cung cấp máy chủ cho WikiLeaks vì sợ bị ảnh hưởng bởi những làn sóng tấn công tin tặc nhằm vào trang này. Hiện website của WikiLeaks được hai công ty châu Âu cung cấp dịch vụ tên miền, nhưng một lần nữa các công ty này đang phải đối mặt với áp lực chính trị ngày càng tăng. Vẫn chưa rõ thực hư thế nào, nhưng đến hôm qua một tổ chức Thụy Sĩ vốn ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks là Julian Assange cho hay máy chủ của trang này tại Pháp đã ngưng hoạt động. Swiss Pirate Party cho biết đang nỗ lực chuyển hướng tên miền wikileaks.ch sang một máy chủ mới tại Thụy Điển, theo AP.

Thụy Miên

Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/tno/20101206/twl-wikileaks-tiet-lo-thong-tin-ve-trung-2717892.html

*****

Hai mặt trận chống WikiLeaks

TT- – TT – Bị tấn công từ mọi phía kể từ khi tung ra hơn 250.000 tài liệu ngoại giao Mỹ, WikiLeaks đến tạm cư tại một căn hầm trú ẩn “thời chiến tranh lạnh”. Trong khi đó, người sáng lập Julian Assange có thể sắp bị bắt giữ.

Bên trong căn hầm chứa máy chủ WikiLeaks của Hãng Bahnhof – Ảnh: Anorak.co.uk

Nguồn tin tạp chí Mỹ Forbes cho biết sau khi Công ty Amazon.com ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ, WikiLeaks đã chuyển toàn bộ dữ liệu sang các máy chủ của Công ty Thụy Điển Bahnhof.

Hầm James Bond

Các máy chủ này được đặt trong một căn hầm tránh bom nguyên tử từ thời chiến tranh lạnh trong lòng núi White gần thủ đô Stockholm. Nằm dưới độ sâu 30m, căn hầm này chỉ có một lối ra vào duy nhất, được bảo vệ bằng hàng loạt cánh cửa kim loại dày nửa mét. Căn cứ này được trang bị nhiều máy phát điện dự phòng lấy từ các tàu ngầm Đức.

Đại diện Bahnhof mô tả công ty thành lập hầm chứa máy chủ này dựa trên “phim khoa học viễn tưởng và phim về điệp viên 007 James Bond”. Câu hỏi mà giới truyền thông đặt ra là: liệu Bahnhof có đầu hàng trước sức ép chính trị giống như Amazon.com và các công ty dịch vụ Internet khác hay không?

Hôm qua 4-12, Hãng tài chính PayPal tuyên bố đã đóng cửa tài khoản WikiLeaks sử dụng để thu nhận tiền quyên góp cũng với lý do “WikiLeaks vi phạm quy định công ty”. Trước đó, Amazon.com tẩy chay WikiLeaks do sức ép từ phía thượng nghị sĩ Joe Lieberman thuộc Ủy ban an ninh nội địa Thượng viện Mỹ. Một số nhà bình luận chính trị Mỹ đã chỉ trích ông Lieberman vượt qua quyền hạn khi cố tình tìm cách cản trở tự do thông tin, và mô tả Lieberman giống như “một gã độc tài”.

Các nghị sĩ Mỹ cũng đã trình lên quốc hội một dự luật hình sự hóa hành vi công bố tên tuổi những người cung cấp thông tin cho quân đội và tình báo Mỹ. Công ty cung cấp tên miền EveryDNS.net cũng ngừng dịch vụ cung cấp tên miền cho WikiLeaks, nhưng WikiLeaks đã chuyển sang hoạt động ở ít nhất 20 tên miền khác nhau, trong đó có wikileaks.ch, wikileaks.dd19.de, wikileaks.org.uk…

“Cuộc chiến thông tin nghiêm trọng đầu tiên đã xảy ra – chuyên gia John Perry Barlow, người sáng lập nhóm tự do ngôn luận Electronic Frontier Foundation (Tổ chức biên giới điện tử), bình luận trên trang mạng xã hội Twitter – Chiến trường là WikiLeaks và người đọc là các chiến binh”.

Hai hướng tấn công

Trên thực tế, cuộc tấn công nhắm vào trang web WikiLeaks bắt đầu kể từ ngày 10-10, khi WikiLeaks công bố hàng trăm nghìn tài liệu về cuộc chiến Iraq và Afghanistan. Trang web bắt đầu bị tin tặc tấn công và gặp trục trặc kỹ thuật, phải sang trú ẩn ở Amazon.com rồi lại bị Amazon bỏ rơi. Trước khi đến với Bahnhof, WikiLeaks đã sử dụng dịch vụ của Công ty Pháp OVH.

Lập tức Bộ trưởng công nghiệp Pháp Eric Besson tuyên bố việc cung cấp dịch vụ cho một trang web “vi phạm bí mật quan hệ ngoại giao và gây nguy hại cho những người được bí mật ngoại giao bảo vệ là không thể chấp nhận được”. Hôm 3-12, trang web báo Anh Guardian cũng bị trục trặc khi tổ chức một cuộc trò chuyện trên mạng giữa tổng biên tập WikiLeaks Julian Assange và các bạn đọc của Guardian.

Báo Washington Post đưa tin mới đây Thư viện Quốc hội Mỹ, một trong những thư viện lớn nhất thế giới, và Bộ Giáo dục Mỹ đã chặn đường vào WikiLeaks trên hệ thống vi tính của họ. Bộ Ngoại giao và Bộ Thương mại Mỹ cũng ra lệnh cấm các nhân viên truy cập WikiLeaks.

Hiện tại hệ thống dữ liệu của WikiLeaks vẫn an toàn và tiếp tục tung lên mạng các tài liệu ngoại giao của Mỹ. Nhiều khả năng WikiLeaks sẽ tiếp tục chuyển từ máy chủ này sang máy chủ khác. Dù không tránh được những đợt tấn công liên tục từ phía các nhóm tin tặc, nhưng ít nhất WikiLeaks vẫn hoạt động trên mạng Internet chứ không bị đánh sập hoàn toàn.

Nhưng đó chỉ là một trận địa trong cuộc chiến mà WikiLeaks phải đối mặt. Trận địa thứ hai chính là số phận của tổng biên tập Julian Assange. Nguồn tin từ báo chí Anh khẳng định ông Assange sẽ bị cảnh sát Anh bắt giữ trong vòng mười ngày tới sau khi Thụy Điển phát lệnh truy nã mới. Tuy nhiên, báo Guardian dẫn lời luật sư đại diện cho ông Assange tại Anh là Mark Stephens cho biết cả cảnh sát Anh và ông vẫn chưa nhận được lệnh bắt từ Thụy Điển. Hôm qua chính quyền Úc cũng cho biết đang xem xét khả năng hủy hộ chiếu của ông Assange. Số phận ông Assange vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

HIẾU TRUNG

Tổng biên tập Wikileaks Julian Assange: Lịch sử sẽ chiến thắng

Ông Julian Assange – Ảnh: Reuters

Dù đang bị truy lùng nhưng hôm 3-12, tổng biên tập WikiLeaks Julian Assange vẫn dành thời gian tham gia cuộc trò chuyện trên mạng với độc giả tờ báo Anh Guardian, và đã đưa ra những câu trả lời thẳng thắn về trách nhiệm của ông và WikiLeaks.

* Ông nghĩ mình đã thay đổi thế giới như thế nào?

– Bốn năm qua, một trong những mục tiêu của chúng tôi là phát triển những nguồn tin sẵn sàng chấp nhận mạo hiểm trong việc tiết lộ thông tin cho báo chí. Thiếu những nỗ lực này, nhà báo sẽ chẳng là gì cả.

* Bộ Ngoại giao Mỹ đang xem xét liệu ông có phải là nhà báo hay không. Liệu việc là một nhà báo có ý nghĩa đối với ông?

– Tôi viết cuốn sách đầu tiên khi mới 25 tuổi. Kể từ đó tôi đã làm nhiều phim tài liệu, viết báo in, làm truyền hình và viết báo trên Internet. Tuy nhiên, việc tranh luận tôi có phải là nhà báo hay không không cần thiết. Dù tôi vẫn viết, nghiên cứu và điều tra, vai trò hiện tại của tôi là tổng biên tập một tổ chức chỉ đạo và hướng dẫn các nhà báo khác.

* Ông là công dân Úc. Liệu ông có muốn quay trở lại quê nhà hay đây là mục tiêu bất khả thi?

– Tôi rất nhớ quê hương mình. Nhưng Thủ tướng Úc Julia Gillard đã nói rõ rằng chẳng những tôi sẽ không thể về lại Úc mà chính quyền Úc đang hợp tác với Mỹ trong hoạt động tấn công tôi và các nhân viên WikiLeaks. Điều đó khiến tôi đặt câu hỏi việc tôi là công dân Úc có còn ý nghĩa gì nữa không.

* Ông có tính trước đến tác động của WikiLeaks đối với cả thế giới? Ông có sợ cho sự an toàn của chính mình không?

– Tôi luôn tin rằng WikiLeaks là một khái niệm đóng vai trò toàn cầu và từ năm 2007 vai trò này đã trở nên rõ ràng, khi các tiết lộ của WikiLeaks làm thay đổi kết quả cuộc tổng tuyển cử ở Kenya. Tôi từng nghĩ chúng tôi chỉ mất hai năm để đóng vai trò quan trọng như hiện nay. Do đó rõ ràng là chúng tôi đang chậm tiến độ và còn rất nhiều việc phải làm. Những đe dọa đối với cuộc sống chúng tôi là vấn đề của công chúng. Dù vậy, chúng tôi đang hết sức cẩn trọng bởi chúng tôi đang đối đầu với một siêu cường quốc.

* Mới đây, cựu cố vấn của thủ tướng Canada là ông Tom Flanagan tuyên bố “Assange sẽ bị ám sát… Tôi sẽ không cảm thấy buồn nếu Assange biến mất”. Ông nghĩ sao?

– Theo tôi, ông Flanagan và những người đã đe dọa xử chúng tôi cần phải bị truy tố về tội âm mưu giết người.

* Ông có nghĩ rằng việc “có một gương mặt đại diện WikiLeaks” là cần thiết? Theo tôi, việc có một gương mặt đại diện đã khiến WikiLeaks dễ bị tổn thương, bởi nếu các đối thủ của ông thuyết phục công chúng tin rằng ông là kẻ cưỡng hiếp phụ nữ thì uy tín của WikiLeaks sẽ tan biến.

– Đó là một câu hỏi thú vị. Tôi từng cố gắng để đảm bảo WikiLeaks không có gương mặt đại diện, bởi tôi không muốn cái tôi đóng vai trò trong các hoạt động của chúng tôi. Nhưng rất nhiều người tò mò muốn biết về chúng tôi và có những người tự nhận là đại diện của WikiLeaks. Cuối cùng, phải có người chịu trách nhiệm trước công chúng và chỉ có tinh thần dũng cảm mới khuyến khích được các nguồn tin chấp nhận mạo hiểm vì mục tiêu cao cả. Vì vậy tôi trở thành kẻ chịu trận và bị tấn công từ mọi phía.

* Liệu ông có thể thắng trong cuộc chơi mà ông bị cuốn vào? Liệu ông có thể chơi trò trốn tìm mãi? Nếu ông bị “loại bỏ”, điều gì sẽ xảy ra đối với tài liệu WikiLeaks?

– Vụ rò rỉ tài liệu ngoại giao Mỹ đã được phát tán tới hơn 100.000 người. Nếu bất cứ điều gì xảy ra với chúng tôi, các thông tin khác sẽ tiếp tục được tự động đưa lên mạng Internet. Nhiều tổ chức truyền thông cũng đã nắm giữ các tài liệu này. Lịch sử sẽ chiến thắng. Thế giới sẽ trở nên tốt đẹp hơn. Chúng tôi có sống sót hay không điều đó phụ thuộc vào các bạn.

SƠN HÀ lược dịch

Nguồn: http://vn.news.yahoo.com/tto/20101205/twl-hai-mat-tran-chong-wikileaks-5727bc2.html

Older Entries