Kts.Nguyễn Hữu Thái: Đừng lặp lại vết xe cũ: “Kinh phí to, trùng tu méo mó”!

Bình luận về bài viết này

 

Đừng lặp lại vết xe cũ: “Kinh phí to, trùng tu méo mó”!
Kts.Nguyễn Hữu Thái

Công trình mang tính biểu tượng Phật giáo thời Lý

Truyền thuyết kể lại rằng, chùa Một Cột (Liên Hoa đài, một công trình trong quần thể kiến trúc chùa Diên Hựu) được xây dựng theo giấc mơ của vua Lý Thái Tông. Vào năm 1049, nhà vua đã nằm mơ thấy được Đức Bồ tát Quan Âm an tọa trên tòa sen. Sau khi tỉnh dậy, nhà vua kể chuyện đó lại với quần thần và được nhà sư Thiền Tuệ khuyên dựng chùa, dựng cột đá như trong chiêm bao, làm tòa sen của Đức Bồ tát tôn trí trên cột như đã thấy trong mộng. Chùa chỉ có một gian trên một cột đá ở giữa hồ Linh Chiểu nhỏ có trồng hoa sen.

256_o.jpg

Chùa Một Cột (Liên hoa đài) – viên ngọc kiến trúc giữa lòng thủ đô

Theo nhà nghiên cứu Phan Cẩm Thượng, chùa Phật thời Lý xây dựng rất khác những chùa xây dựng về sau này, thường là biểu tượng, chỉ có tính cách tưởng niệm, giống như Phật giáo Nguyên thủy. Kiến trúc Phật giáo Lý chủ yếu là một ngọn tháp cao, nằm trên núi đồi với ba, bốn lớp nền chồng lên cao dần giống như một Mandala, trong tháp có tượng Phật và có thể xung quanh khu vực có tường bao bọc. Ngôi chùa như vậy hoàn toàn không có Tăng phòng, thiền viện, không phải để ở.

Chùa Diên Hựu nguyên là công trình được dựng lần đầu tiên năm 1049. Kiến trúc còn lưu đến hiện nay của công trình này có niên đại khoảng nửa đầu thế kỷ 18, vào đợt trùng tu năm 1847, phụ vào với chùa Một Cột.

Năm 1954, khi người Pháp rút khỏi Hà Nội, chùa Một Cột đã bị đặt mìn phá hủy. Sau này nhóm CIA Mỹ do Landsdale chỉ huy đã nhìn nhận là họ cố tình phá chùa trong âm mưu gây hoang mang dư luận nhân dân Hà Nội. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã tiến hành trùng tu lớn chùa Một Cột (chùa Diên Hựu), xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ.

Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962. 

1.JPG

Chùa Một Cột ngày nay cùng chùa Diên Hựu được công nhận
là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia đợt đầu tiên năm 1962.

Công trình đang xuống cấp đến mức nào?

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế chùa, kết cấu của chùa Một Cột hiện còn khá bền chắc. Vấn đề mà ngôi chùa đang phải đối mặt là tình trạng thấm dột ở phần giao mái. Di tích gỗ, lợp ngói ta vẫn thường xảy ra tình trạng này. Chỉ cần đảo ngói là có thể hạn chế được dột. Một vấn đề nữa là phải quy hoạch lại nhà Tăng và các phần phụ trợ. Đây là việc làm cần thiết, tạo điều kiện tốt nhất nơi  về  nơi ăn chốn ở cho nhà chùa, cũng là một cách làm đẹp hơn cảnh quan chung của di tích.

Chính quyền quận Ba Đình thẳng thắn thừa nhận, trong suốt thời gian qua, chùa Một Cột đã chưa được quản lý tốt. Bằng chứng là những lộn xộn trong việc xây dựng. Nhà Tăng xây sát vào hậu đường, nhà mẫu. Hàng quán cũng chưa được quy hoạch có hệ thống. Trong khi chùa Một Cột là di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nằm trong quần thể di tích Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Gần đây, có tin nói rằng Nhà nước sẽ chi 31 tỷ đồng bảo tồn tôn tạo chùa Một Cột. Thông tin này đã khiến nhiều người giật mình, bởi nếu có 31 tỷ đồng “rót” vào tu bổ, trong khi ngôi chùa bé xíu thế kia thì dễ “hỏng” chùa lắm. “Kinh phí to, trùng tu méo mó” là hiện tượng từng gây tai tiếng từ di sản cố đô Huế đến khu lăng mộ vua Lê ở Lam Kinh (Thanh Hóa), thành cổ Sơn Tây…

Đại diện Ban Quản lý Dự án quận Ba Đình cũng từng đưa ra các  phương án trùng tu, tôn tạo chùa Một Cột, trong đó đề cập tới việc phục chế lại nhà thờ Tổ, xây mới nhà Tăng, trùng tu, tôn tạo quần thể chùa Một Cột – Diên Hựu. Vì quần thể chùa thấp hơn so với các khu vực xung quanh từ 0,5 – 1m nên dự án có đề cập tới việc nâng cốt nền cũng như cải tạo hệ thống thoát nước. Ngoài ra, dự kiến, chiếc cột “độc nhất vô nhị” của chùa Một Cột vốn được làm bằng bê tông, cốt sắt sẽ được thay thế bằng cột đá…

Trước mắt, phường Đội Cấn cần giải tỏa ngay hàng quán, nhà ở không đúng quy hoạch khu di tích. Phải đảm bảo tính tôn nghiêm và vệ sinh trật tự ở di tích quốc gia này.

Các nhà khoa học nói gì…

Các chuyên gia cho rằng: Việc để di tích này bị mưa dột, ngập, lụt gây mất mỹ quan như trong thời gian qua là không đáng có. Chính vì vậy, chùa Một Cột – Diên Hựu cần phải được trùng tu, tôn tạo cho xứng với tầm quan trọng của di tích.

Về di tích chùa Một Cột, đánh giá của Tiến sĩ Nguyễn Quốc Tuấn (Viện Nghiên cứu Tôn giáo) cho rằng: “Tường bao quanh chùa Một Cột xây bằng sân gạch, đường bằng xi măng như hiện nay là rất tù túng, không tương xứng là một công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất của thời Lý. Bậc lên chùa cũng không đúng, không khớp với kiến trúc”.

Giáo sư Phan Khanh cho biết, lần nào đến thăm chùa Một Cột ông cũng thấy áy náy, vì theo những gì ông được biết, chùa xưa có quy mô to hơn bây giờ gấp nhiều lần. Cột chùa chắc chắn phải được chạm khắc từ đá, năm 1954, chùa được xây lại, thời điểm đó đất nước còn nhiều khó khăn vì thế mới làm tạm bằng bê tông cốt thép. Trùng tu thì nhất định phải làm lại bằng đá.

Lâu nay, nhà bảo tồn di sản văn hóa nổi tiếng, kiến trúc sư Hoàng Đạo Kính từng cảnh báo về các xu hướng sai lệch xuất hiện thường xuyên hiện nay trong lĩnh vực bảo tồn:

-“Xây dựng di tích”, đó là đơn giản giao trách nhiệm bảo tồn cho ngành xây dựng (thường có hiểu biết rất hạn chế về lĩnh vực này), -“Làm mới di tích”, tôn tạo không đúng phương pháp và quy cách (tự ý thêm thắt, làm mới lung tung).

Và nhất là xu hướng rất đáng báo động hiện nay là:

– “Du lịch hóa” di sản, khai thác vô tội vạ các khu di tích theo hướng kinh doanh vốn cổ.

Ngày nay việc trùng tu di tích cả nước đang có “có vấn đề”: dư luận không ít lần báo động và cả vạch trần các hiện tượng “mới, trẻ, rẻ hóa”, “làm mới di tích”, từng làm méo mó khá nhiều di tích.  Phải chăng tất cả đều do hậu quả tai hại “kinh phí to, trùng tu méo mó”!

Chùa cổ Phật giáo hiện nay đa phần là các công trình di tích “sống” đang còn hoạt động. Muốn tiến hành bảo tồn cũng cần gìn giữ đặc điểm gốc, nguyên sơ. Bổ sung tôn tạo không thể thay tính chất công trình cũ, nhất là tránh hiện tượng “xây dựng di tích”, “làm mới”, “khai thác” di tích nói trên. 

Mong mỏi của các nhà khoa học là cần sớm tiến hành tham khảo nghiêm túc các chuyên gia khảo cổ và trùng tu để có thể tập hợp được những tư liệu cổ để thấy chùa xưa như thế nào. Và khi làm lại, phải làm sao cho chùa giống với ngày xưa nhất. Phải trùng tu và tôn tạo chùa Một Cột sao cho chùa trở thành một viên ngọc của thủ đô. 

dienhuu.jpg

Liên hoa đài (Chùa Một Cột) nằm trong quần thể kiến trúc của chùa Diên Hựu

Hướng tích cực bảo tồn và phát huy di tích 

Ngày nay bảo tồn di sản văn hóa được quan niệm thoáng hơn cách làm cũ về tính nguyên bản của di sản. Ta phải tính đến các yếu tố phi vật thể, phù hợp với thực tế của thời đại như các yếu tố chức năng và tác dụng, truyền thông và kỹ thuật, tinh thần và tình cảm… Thông lệ quốc tế khuyến khích giữ gìn nguyên trạng di sản nhưng cũng uyển chuyển áp dụng các quy định mới, nhắm biến di sản văn hóa sinh động hơn và không “đóng băng” chúng trong thời kinh tế thị trường.

Tại các nước tiên tiến luôn có cơ quan phụ trách di sản và hoạt động rất tích cực, khá hữu hiệu như lập hồ sơ, quy định công tác quản lý, bảo vệ và tôn tạo công trình. Riêng đối với di sản công trình tôn giáo cổ nếu còn đang sử dụng thì tổ chức tôn giáo tự mình bảo quản, tôn tạo là chính, cơ quan bảo tồn nhà nước chỉ can thiệp để bảo vệ công trình không bị xâm hại, yểm trợ việc trùng tu, phục hồi cho đúng nguyên trạng. Nhiều cơ sở nghiên cứu kiến trúc tôn giáo, khảo cổ, các trường mỹ thuật và kiến trúc, quỹ tài trợ văn hóa cũng tham gia tích cực vào các công tác nêu trên. Nếu các công trình mang tính chất di sản văn hóa tiêu biểu cấp quốc gia thì Nhà nước phải tham dự nhiều hơn vào công tác trùng tu, bảo tồn.

Ở nước ta do tình hình khó khăn chung về nhiều mặt, trước mắt Nhà nước khó mà đảm trách hết mọi việc. Cho nên, việc yểm trợ từ nhiều phía sẽ giúp ích cụ thể cho việc gìn giữ, tôn tạo các di tích chùa chiền.

Tôi nghĩ, một mặt Nhà nước nên chấn chỉnh lại nạn lấn chiếm di sản chùa chiền kéo dài nhiều năm qua. Mặt khác, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng nên có bộ phận chuyên trách bảo tồn di tích, kết hợp với các chuyên gia bảo tồn công trình Phật giáo lên phương án trùng tu, bảo quản và tôn tạo lâu dài cho đúng quy cách.

Đây là một việc cần phải làm ngay, vì nếu cứ để tình hình hỗn loạn này kéo dài, thì chúng ta có tội lớn, chẳng những đối với Phật giáo mà cả đối với tiền nhân và lịch sử văn hóa Việt Nam.

Kts.Nguyễn Hữu Thái

Nguồn : http://www.giacngo.vn/thoisu/2012/02/03/17D651/


Ngõ “khổ” Hà Thành

Bình luận về bài viết này

Ngõ, đôi khi, trầm mặc như cụ già, đôi khi lại dồn dào như người trẻ tuổi. Cũng hờn ghen, giận dỗi, ngõ trong lòng phố ấp ôm trong mình biết bao buồn vui…

Ngõ Hà Nội khác nhiều so với ngõ ở những thành phố khác. Và tất nhiên, ở Hà Nội không phải con ngõ nào cũng giống nhau.

Ngõ chật

Chật đến nỗi, người béo béo mà đi vào thì chỉ có cách là… đi nghiêng. Còn hai người một đi ra một đi vào muốn tránh nhau giữa ngõ thì… không thể. Bởi cái ngõ 14 Ngõ Gạch này chỉ vỏn vẹn chưa đầy 50 phân.

Gần cuối ngõ, bà Nguyễn Thị Nga, người làm dâu con ngõ này hơn ba chục năm đang nấu bếp. Ngõ chật đương nhiên bếp phải chật, nhưng thật khó tưởng tượng, bà Nga vẫn xoay xở được trong cái bếp hẹp y như cái ngõ nhà bà. Mấy cái bếp than tổ ong xếp thành hàng dọc chạy theo mép tường, tôi len vào chụp ảnh, quay ngược người trở ra, chới với suýt lộn cổ vào nồi chảo trên bếp.
 

f
 

Ngõ nhỏ, nhà chật quá, nên chả bao giờ con cái bà Nga dám mời bạn bè về nhà chơi. Một phần vì… ngượng, một phần bạn bè kéo đến, nhà chật không biết ngồi vào đâu.

Cuối ngõ là bốn gian nhà tắm kiêm nhà vệ sinh xinh xinh. Mỗi hộ  có một cái khóa, dùng mở – xong khóa. Ấy cũng là mới có thôi, chứ lúc trước, có mà  tắm lộ thiên ở đoạn góc cua của ngõ  ấy. Trong khi tôi mắt chữ A mồm chữ O thì bà Nga nhễ nhại mồ hôi, tả xung hữu đột trong cái bếp quái dị bậc nhất Hà Thành, bởi nó chỉ là một hình chữ nhật chiều rộng có 40 phân, chiều dài hơn 1m.

Mẹ chồng bà Nga đã 84 tuổi, đã chứng kiến biết bao thăng trầm của con ngõ  này. Nhưng cụ bà vừa phải đi sơ tán, vì nóng quá. Những ngày Hà Nội “rót lửa”, căn phòng 10m2 “rang” mấy người nhà bà Nga đến trầy tróc cả lưng vì sàn nhà nóng quá. Nhưng vẫn phải ở vì còn biết đi đâu. Gửi được bà cụ đã là tốt lắm rồi.

Tôi leo lên căn gác nhà bà  Nga. Khoảng 8 hộ gia đình hiện còn cùng nhau chung sống trong con ngõ này và cùng chịu chung cảnh chật. Chật từ con ngõ đến căn hộ. Tường ngăn giữa nhà bà Nga và nhà hàng xóm là một tấm… liếp.

Bà Nga cứ tủm tỉm cười khi tôi bảo: Cách nhau “bức vách” siêu mỏng như thế này, nhà mình mà làm gì thì nhà hàng xóm biết cả nhỉ? Ngăn nhau bằng liếp nên có muốn, cũng không thể lắp điều hòa. Chẳng lẽ lại treo điều hòa vào cái liếp. Có mấy chục phân bức tường phía trên cửa sổ nhìn xuống ngõ, nhưng sờ vào là vữa vụn ra lả tả, cũng chẳng dám treo điều hòa lên.
 

c
  Ngõ 80 phố Đồng Xuân, Hà Nội.

Ngõ chật quá, nên chuyện giải quyết người chết cũng phiền. Ngày xa xưa, còn có  một cái lỗ trên tầng hai, có người chết thì  bó lại rồi cho trượt theo tấm liếp đẩy xuống tầng một. Bây giờ thì người ta xây lấp cái lỗ đấy lại rồi. Người chết chỉ còn cách là phải ra khỏi nhà, ra khỏi ngõ mới được phép… chết.

Nếu lỡ chết trước khi ra khỏi ngõ, thì người nhà phải tức tốc cõng xác chết ra nhà tang lễ Phùng Hưng, hay nhà xác bệnh viện. Ở đấy mới cho nhập quan được. Chứ ngõ hẹp quá, quan tài không vào không ra được. Giường tủ, bàn ghế, muốn đưa vào thì còn có cách là tháo rời ra, rồi lại ghép vào, chứ quan tài không tháo ra lắp vào được vì người ta kiêng. 

Ngõ sâu

So với những con ngõ vừa hẹp, vừa sâu, vừa tối, ở khu vực phố cổ  Hà Nội thì con ngõ 25 Hàng Buồm vào hàng “top ten”. Nó chiếm luôn cả ba yếu tố hẹp, sâu, tối. Vào ngõ, tôi phải lần mò. Vịn tay vào tường, tôi đi từng bước một, lò dò như đứa trẻ mới tập đi phải vịn tường. Vậy mà vẫn bước hụt hai lần. Thì ra ngõ có tam cấp.

f
Sinh hoạt trong ngõ nhỏ  của người dân phố cổ.

Nguyên trước đây là gian nhà kho của người Tàu. Họ rút đi, những người công nhân Hà Nội mới đến ngăn ra thành từng phòng nhỏ. Ba cấp nhà trước đây cao, sau nhiều thời gian, thành cấp nhỏ, độ chênh lệch không cao lắm nhưng cũng đủ khiến người lần đầu vào ngõ như tôi bước hụt.

Vừa lần tường vừa đếm đến bước thứ 89 thì tôi không thể tập trung đếm được nữa vì sợ bước ngã. Lúc này, tôi phải tập trung hết tâm trí vào việc rà rà chân trước khi đặt cả bàn chân xuống. Lần đầu tiên tôi bước đi trong một con ngõ giữa thủ đô mà lại vất vả và căng thẳng đến thế. Ấy là bây giờ, nó đã được ngăn lại, chứ trước đây, nó còn dài xuyên sang tới cả phố Đào Duy Từ.

Bà Phạm Kim Hảo, kiều nữ  nhà cụ Khôi ký, giàu sang danh giá bậc nhất Hà Thành khi xưa, nổi tiếng bởi nghề buôn kim cương tiếp chuyện tôi ở trước cửa số nhà 25. Số nhà này là một cửa hàng bán quần áo thời trang. Ngoài hè là một hàng ăn, ngoài nữa, sát ngoài đường, là tiệm sửa xe đạp – cũng… tam cấp y như con ngõ của họ.
 

Bà Hảo cười khi tôi than thở về hành trình “thám hiểm” con ngõ. Bà bảo cô chưa quen, chứ trẻ con ngõ tôi, chúng nó chạy rầm rầm trong ngõ, có ngã đâu. Phố nhỏ, hè ngỏ, ngõ nhỏ, vỉa hè người lớn buôn bán, trẻ con phải “rút” vào chơi trong ngõ. Vừa hẹp vừa sâu vừa tối, mà chúng nó vẫn chơi, vẫn lớn. Hỏi chuyện cãi vã trong ngõ, bà Hảo bảo con người mà, cũng có khi không bằng lòng về nhau chứ.

Nhưng ngõ hẹp thế kia, phải “giáp lá cà”, gặp nhau suốt, nên không thể giận lâu. Người trong ngõ, ban ngày sống cả ngoài đường, tối đêm mới về, đặt lưng ngủ vài tiếng, sớm mai, lại “bươn” ra đường kiếm sống, lâu dần cũng thành quen, không thấy phiền lắm. 

Ngõ thấp

Chẳng phải chỉ có con ngõ 80 Đồng Xuân mới thấp đến như thế. Gọi là ngõ, nhưng thực ra, nó là lối  đi dẫn vào những hộ gia đình sống trong số nhà  80, thành ngõ. Tôi thuộc vào diện thấp bé nhẹ  cân, mà bước vào ngõ, giơ một cánh tay lên, chạm tới trần luôn.
 

d
 

Anh Hùng, một người sống trong ngõ than phiền: Trước đây, ngõ không chật và thấp như thế này. Người ta xây sửa, cứ nới ra. Thành ra ngõ hẹp. Còn ngõ thấp là vì người ta làm gác xép. Các hộ gia đình đi ra đi vào phải đi phía dưới gác xép của căn nhà bên ngoài. “Ngõ của chúng tôi bây giờ, cái cáng cấp cứu không lọt, người cao cao một chút vào ngõ thì phải cúi. Kiến nghị nhiều lần rồi mà vẫn thấy chính quyền… im re. Nói dại có hỏa hoạn, thì những người trong ngõ rất khó thoát thân”. Anh Hùng thở dài.

f
 Số 25 Hàng Buồm, Hà  Nội vừa sâu vừa tối và thấp.

Tôi lại đi qua con ngõ  30 Đồng Xuân, cụ bà 87 tuổi ngồi bán vàng hương. Nụ cười móm mém đưa chuyện: Ngõ này sáu chục phân là hạnh phúc lắm rồi. Rộng chán so với bao nhiêu ngõ khác ở quanh cái chợ Đồng Xuân này.

Quả thật, không thể  đếm xuể những con ngõ hẹp, sâu, tối ở  Hà Nội. Những con ngõ không được mang những cái tên riêng mĩ miều, như Tạm Thương, Thổ Quan, Cấm Chỉ… chỉ được mang tên theo số của căn nhà mặt đường, những ngõ 22 Hàng Cân, 43 Hàng Đường, ngõ 13, 78 Đồng Xuân, ngõ 22 Hàng Vải, 23 Hàng Giấy…ôi chao, rất hẹp, rất dài, và rất sâu…!

Khi tôi bảo ở phố cổ thì danh giá, dù sao cũng được tiếng là  trung tâm, bao nhiêu người mơ ước, bà Nga chép miệng: Ngày xưa là phố cổ, bây giờ là  phố khổ, ngõ khổ. Nhà nước mà cho di dời, tôi xin đi đầu tiên. Đúng là không có  cái khổ nào giống cái khổ nào. Tất nhiên, những nỗi khổ này, chỉ ngõ hẹp Hà Nội mới có.

Việt Nga

Nguồn: BEE

Vết nứt trên mặt cầu Thăng Long ngày một to

2 bình luận

Nhiều tháng qua, các cơ quan chức năng, đơn vị quản lý  đang loay hoay đi mời các chuyên gia nước ngoài để tìm nguyên nhân khắc phục những vết nứt trên mặt cầu Thăng Long (Hà Nội), tuy nhiên, mặt cầu vẫn nứt ngày một to. Trưa ngày 18/8, PV Bee.net.vn “mục sở thị” trên cầu vẫn nhận thấy các vết nứt nuốt được cả viên gạch, dẫn đến nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Loay hoay tìm chuyên gia nước ngoài

Cho đến nay, câu hỏi về sự cố mặt cầu Thăng Long, công nghệ trong nước khắc phục được hay không vẫn chưa có câu trả lời. Cái mà người qua đường có thể nhìn thấy đó là việc trám vá lại mặt cầu theo kiểu làm tạm bợ, cho qua chuyện. 

Mặt cầu Thăng Long nhiều nơi nứt “nuốt” cả viên gạch.

Được biết, Bộ Giao thông vận tải đã tổ chức hai cuộc hội thảo về công nghệ này và mời cả các chuyên gia nước ngoài song chưa tìm ra được giải pháp xử lý triệt để và khả thi nên vẫn đang tiếp tục theo dõi, nghiên cứu. Đây là công nghệ hoàn toàn mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam, do Viện KHCN – GTVT tư vấn thiết kế và giám sát công trình.

Tuy nhiên, đến nay ngay bản thân Viện này và các chuyên gia nước ngoài chuyển giao công nghệ cũng chưa đề xuất được giải pháp xử lý triệt để. Do vậy, mặt cầu Thăng Long vẫn trong tình trạng nứt đâu vá tạm đấy.

Việt Nam hoàn toàn làm được

Việc các nhà quản lý cho rằng, việc nứt cầu Thăng Long là do công nghệ mới, nên chưa có kinh nghiệm  để khắc phục. Nhưng các chuyên gia trong nước lại cho rằng việc khắc phục bằng công nghệ trong nước là  hoàn toàn có thể.

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, nguyên hiệu trưởng Đại học Xây Dựng Hà Nội: Nguyên nhân có thể là do vật liệu không đảm bảo (có thể vật liệu bị nguội, không đảm bảo nhiệt độ theo yêu cầu). Khi vật liệu không đảm bảo sẽ làm giảm độ kết dính, lu không đủ chặt, vì thế khi xe chạy tạo lực xuống bề mặt đường gây ra nứt và đùn sang 2 bên.
 

Người có thể “trồng cây” trên vết nứt.

Hiện các xe, nhất là xe tải đang lưu thông rất nhiều trên cầu. Lực của bánh xe quay và phanh xe sẽ tạo lực tiếp tuyến đẩy trượt lớp vỏ nhựa khiến cho những vết nứt có khả năng nứt rộng thêm.

Ngoài ra, thời tiết mấy ngày nay mưa, nước mưa sẽ thấm xuống, về lâu về dài có thể ảnh hưởng tới các kết cấu bên dưới. Sự cố xảy ra với các công trình xây dựng không thể tránh khỏi. Công trình càng lớn thì sự cố càng nhiều. Cầu Thăng Long áp dụng công nghệ mới. Tôi không nghi ngờ yếu tố công nghệ tiên tiến mà cho rằng yếu tố đảm bảo đúng công nghệ có vấn đề. 97 tỷ đồng đầu tư, theo tôi so với cây cầu thì không quá lớn, nhưng đây là kinh nghiệm, là bài học thực tiễn để chúng ta áp dụng vào các công trình khác.

Nhiều phương tiện lưu thông phải tránh vết nứt.

 

Vết nứt chia đôi mặt cầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh thêm rằng, việc vá các vết nứt không khó, công nghệ của Việt Nam hiện nay hoàn toàn có thể làm được. Điều quan trọng lúc này là phải có hội đồng kiểm tra, khảo sát để tìm chính xác nguyên nhân, đánh giá hiện trạng thực tế và tìm biện pháp khắc phục. Khi thực hiện các biện pháp khắc phục, cũng nên thực hiện thử nghiệm. Nếu thành công mới nên triển khai rộng ra toàn bộ các vết nứt.

Lê Dũng

 

Chính quyền thành phố Hà Nội gia tăng kiểm soát các đại lý Internet

Bình luận về bài viết này

Một quán càphê internet ở Hà Nội (AFP)

Một quán càphê internet ở Hà Nội (AFP)

Hôm qua, trang thông tin của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội loan báo việc áp dụng những quy định mới về Internet tại thành phố này nhằm chống nạn nghiện trò chơi trực tuyến và chống những nội dung bị chính quyền coi là không lành mạnh.

Theo các quy định mới vừa được ban hành, các đại lý Internet phải nằm cách trường học 200 mét, nói cách khác, toàn bộ các đại lý nằm cách trường học dưới 200 mét sẽ bị đóng cửa trong tháng 8 này. Theo lời ông Phạm Quốc Bản, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, ở thủ đô hiện có hàng trăm đại lý Internet nằm gần trường học và điều này khiến các em học sinh ngày càng ghiền các trò chơi trực tuyến, xao lãng chuyện học hành.

Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet sẽ phải thực hiện “các biện pháp kỹ thuật” để tạm ngưng cung cấp dịch vụ Internet trong khoảng thời gian từ 23 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau. Trả lời phỏng vấn báo chí trong nước, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội cho biết một phần mềm đặc biệt sẽ giúp chính quyền kiểm tra xem người sử dụng Internet và chủ đại lý có tuân thủ nghiêm chỉnh những quy định mới hay không.

Hãng tin AFP nhắc lại phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây khẳng định rằng chính quyền chỉ tìm cách bảo đảm tính an toàn và việc sử dụng lành mạnh Internet ở các đại lý Internet, bác bỏ những quan ngại về đe doạ tự do ngôn luận ở Việt Nam.

Vào tháng sáu, tập đoàn Google của Mỹ đã từng chỉ trích những quy định mới ở Việt nam cho phép chính quyền ngăn chận truy cập vào một số trang web và kiểm soát chặt chẽ hơn những người sử dụng Internet. Các nhà quan sát cũng lên án thái độ gắt gao của chính quyền đối với những trang web chính trị nhạy cảm.

Nguồn: RFI

IQ cao & tiếu lâm: ‘Làm hầm chống mưa ngập là ý tưởng táo bạo’

Bình luận về bài viết này

“Có ý kiến Hà Nội nên làm hầm ngầm, mỗi khi mưa thì trút nước xuống đó rồi bơm ra sông Hồng. Ý tưởng rất táo bạo vì chúng ta nằm trên địa bàn rất trũng”, Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bày tỏ quan điểm.

Tại phiên bế mạc HĐND Hà Nội sáng nay, Chủ tịch UBND Nguyễn Thế Thảo đã phát biểu làm rõ những vấn đề nổi cộm của thành phố, như: tiêu thoát nước, ùn tắc giao thông…

Theo ông Thảo, hiện nay với trận mưa 50 mm trong 2 giờ thì thành phố đảm bảo tiêu thoát. Nếu lượng mưa từ 50 đến 100 mm trong 2 giờ thì sẽ có 25 điểm úng ngập 20-50 cm. Nếu mưa trên 100 mm như ngày 13/7 thì sẽ có rất nhiều điểm úng ngập.

Để giải quyết vấn đề này, UBND thành phố đã đưa ra các phương án ứng trực, tiêu thoát nước cục bộ và chống ùn tắc giao thông. Khi úng ngập thì lực lượng đó sẽ ra quân. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ bức xúc: “Ở Hà Nội, khi có mưa một chút là trở thành loạn, mọi người không ai nghe ai, ai cũng tranh đi trước, tự chúng ta tạo hỗn loạn”.

Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Thế Thảo. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo lãnh đạo thành phố, quy hoạch do Cơ quan hợp tác quốc tế (JICA) thiết kế, khả năng tiêu thoát trong dự án thoát nước giai đoạn một là 172 mm/2 ngày đêm, giai đoạn 2 hoàn thành năm 2013 sẽ đạt 310 mm/2 ngày đêm. Tổng vốn đầu tư cho cả 2 giai đoạn tới 1,2 tỷ USD, nguồn vốn khá lớn đòi hỏi thành phố phải tìm các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài để huy động.

“Có ý kiến đưa ra là Hà Nội làm hầm ngầm ở bên dưới, mỗi khi mưa xuống thì trút nước xuống đó rồi bơm ra sông Hồng. Ý tưởng rất táo bạo vì chúng ta nằm trên địa bàn rất trũng. Khu phố cổ do Pháp thiết kế không úng ngập là do cốt thiết kế cao. Còn tất cả quận Đống Đa, Hoàng Mai, huyện Thanh Trì cốt nền rất thấp”, ông Thảo nói.

Trước những băn khoăn mưa ngập vào dịp đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Chủ tịch thành phố nói: “Thành phố có phương án chống úng ngập, tổ chức lực lượng ứng trực. Chúng ta không thể bắn mây như Bắc Kinh, Matxcova, vì mỗi lần bắn mây để ngăn mưa trong 3 ngày tiêu hết hơn một tỷ USD. Mưa do trời, không thể ngăn lại”.

Hà Nội ngập sâu sau cơn mưa sáng 13/7. Ảnh: Hoàng Hà.

Theo lãnh đạo thành phố, thời gian qua Hà Nội đã giải quyết được 66 trên tổng số 124 điểm ùn tắc giao thông. Trước nhiều ý kiến về bịt ngã tư rồi lại dỡ bỏ, Chủ tịch Hà Nội khẳng định thành phố rất lắng nghe, tính toán lưu lượng ra vào nút giao thông, từ đó mới quyết định tháo hay không.

Chủ tịch cũng thừa nhận khi ngăn ngã tư, một bộ phận người đi bộ gặp khó khăn vì gần nhà xa ngõ, gây bức xúc trong dư luận, nhưng vẫn khẳng định hiệu quả của giải pháp này: “Cho dù cách làm chưa thể đạt kết quả như mong muốn, song qua điều tra, thời gian phương tiện qua nút giao thông được rút ngắn so với trước khoảng 20%. Vì thế khi tháo ra, lại có bộ phận kiến nghị rào lại”.

Ông Thảo nhận định, với năng lực hiện nay thì các phương án cũng chỉ là loay hoay tình thế. Trong thời gian tới, thành phố cần tập trung các giải pháp lâu dài, đồng bộ như hệ thống giao thông công cộng, đường sắt trên cao và ngầm. Cụ thể trong năm nay, thành phố có thể khởi công tuyến ngầm số 1 và tuyến Cát Linh – Hà Đông; đẩy mạnh tiến độ các dự án giao thông công cộng nhanh hơn nữa để giải quyết ùn tắc giao thông.

Ngoài ra, vấn đề giảm dân số trong nội thành cũng được lãnh đạo thành phố đề cập nhằm giảm dân số từ 1,2 triệu xuống còn 800.000 người.

“Không dễ để di chuyển các cơ quan trung ương, thậm chí cả UBND thành phố, trường đại học, các nhà máy xí nghiệp. Chúng tôi đang suy nghĩ đề xuất này để giảm bớt mật độ bên trong. Vừa qua thành phố đã hạn chế xây nhà cao tầng để giảm bớt mật độ”, ông Thảo bày tỏ.

Sáng 17/7, HĐND thành phố đã ra Nghị quyết miễn nhiệm chức danh Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội với ông Đào Văn Bình. Ông Bình mới được bầu là Chủ tịch Ủy ban Mặt trận tổ quốc Hà Nội.

Đoàn Loan

Nguồn: Vnexpress

Hà Nội mưa ngập dưới ống kính độc giả

1 bình luận

Cơn mưa lớn sáng 13/7 đã khiến phố Tôn Đức Thắng, Trần Nhân Tông… chìm trong nước. Cây đổ, xe chết máy, giao thông hỗn loạn.

  

 

 

 

 

Đứng từ trên cao, độc giả Nguyễn Nguyệt Phương chia sẻ những hình ảnh ngập ở phố Tôn Đức Thắng (đối diện Văn Miếu).

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Độc giả Phương cho hay, do nước lớn, các xe đi tạo thành sóng nên trên phố này, dải phân cách bằng nhựa thì nổi bồng bềnh, trôi xuống cả gầm ôtô, còn dải phân cách bằng sắt thì uống lượn, lập lờ như những con lươn trên đường.

 

 

 

 

 

 

“Mưa ngập đường, đổ cây trên phố Trần Nhân Tông, đối diện rạp Xiếc”, độc giả Lê Đức Dũng viết.

 

 

 

 

 

 

Độc giả Nguyễn Thị Hằng chia sẻ: “Cơn mưa sáng nay đã làm ngập nặng, nước tràn vào tận cửa nhà. Từ trước tới nay, khu tập thể Xe Ca (ngõ 90 đường Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội) chưa hề bị ngập nước, ngay cả trận ngập lịch sử năm 2008 cũng không thấm tháp gì”.

Nguồn: Vnexpress

Chủ tịch Hà Nội: Dự án thoát nước làm quá tốt! (?????)

1 bình luận

Sau trận mưa vài tiếng đồng hồ sáng 13/7, Hà Nội lại tái diễn cảnh chìm trong nước, dù hàng nghìn tỉ đồng đã được rót cho dự án tiêu thoát nước.

Tuy nhiên, trao đổi bên lề kỳ họp HĐND, Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Thế Thảo vẫn khẳng định hiệu quả của dự án là tốt.

Ông Thảo cũng khẳng định đã có phương án đối phó với ngập lụt nếu xảy ra mưa lớn đúng dịp Đại lễ.

Trận mưa sáng 13/7 làm ngập hầu hết các con phố Hà Nội. Ảnh: Bee
Trận mưa sáng 13/7 làm ngập hầu hết các con phố Hà Nội. Ảnh: Bee

Thời gian qua, Hà Nội đã tiến hành cải tạo một loạt các công trình như hồ điều hòa, cống mương thoát nước… Vậy Hà Nội sẽ tăng khả năng tiêu thoát lên bao nhiêu thưa ông?

Tăng lên khoảng gấp rưỡi.

TP đã đánh giá dự án thoát nước giai đoạn I chưa và hàng ngàn tỷ đồng đó liệu có cơ bản giải quyết được việc thoát nước nội đô không thưa ông, khi mà sau trận mưa vài giờ Hà Nội đã thành sông?

TP đã đánh giá rồi, làm quá tốt. Sau hai giai đoạn thoát nước ở nội đô sẽ được đảm bảo trong điều kiện dự báo mưa ở mức độ bình thường, còn sự cố như năm 2008 thì không thể có đầu tư nào đáp ứng được.

Vậy bao giờ Hà Nội mới hết ngập, thưa ông?

Trong quá trình quy hoạch đầu tư xây dựng có thể tạo nên ngập úng cục bộ, vấn đề đặt ra là nếu ở nơi đó hệ thống tiêu thoát không đủ công suất của nó thì phải có trạm bơm cục bộ để bơm đẩy lên hồ trên, hồ trên bơm đẩy tiếp, đây là giải pháp tình thế và tất cả đang trong quá trình thực hiện.

Nếu lượng mưa quá tải, thì bất cứ đâu khi tính toán thiết kế không bao giờ tính mức tiêu thoát hết ngay, mà tính ở mức trong một khoảng thời gian chấp nhận úng ngập, tính thời gian tiêu thoát nhanh nhất có thể. TP đang tập trung vào các giải pháp trước mắt và lâu dài là như vậy.

TP cũng đang tính toán khả năng thoát lũ ra sông Nhuệ ngay cả khi mùa lũ lên. Bản thân sông Nhuệ đã phải chịu thoát lũ của nó rồi giờ kết hợp tiêu thoát lũ nội đô, chúng ta phải tính toán cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực thi đầu vào, còn đầu ra tính ở phía Hà Nam để tiêu thoát nhanh nhất.

Có ý kiến cho rằng, TP quá tập trung cho các công trình chào mừng 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội mà không lo các vấn đề dân sinh bức xúc như thoát nước mỗi khi mưa lớn. Ông nghĩ sao về ý kiến này?

Các công trình 1.000 năm là các công trình 1.000 năm, tiêu thoát là các dự án tiêu thoát, chúng tôi không dồn vào bất cứ cái gì, công trình nào cũng cần thiết cả và không thể bỏ cái nọ làm cái kia. Quan trọng là cần cân đối lượng và huy động làm sao có nguồn vốn cho sự cần thiết đó.

Trong số các dự án, công trình 1.000 năm có bao nhiêu công trình góp sức cho đầu tư cho thoát nước Hà Nội thưa ông?

Duy nhất có dự án cải tạo Công viên Thống Nhất, trong đó có nạo vét hồ Bảy Mẫu, vừa tạo cảnh quan vừa đầu tư trạm bơm tiêu thoát nước. Khi mức nước lớn thì dùng để bơm đẩy bổ trợ cho thoát tự nhiên.

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, nếu dịp kỉ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội lại diễn ra mưa lớn, ngập lụt như sau trận mưa vừa qua Hà Nội xử lý thế nào?

Chúng ta đã có phương án đồng bộ sau năm 2008. Sau trận lụt đó ta ứng phó như thế nào thì đó là cả một bài học kinh nghiệm, TP đã có một đội phân công sắp xếp công việc khi tình huống xấu xảy ra.

Đánh giá năng lực thoát nước của Hà Nội, Chủ tịch Hà Nội cho rằng: “Hà Nội đã rà soát lại toàn bộ, đồng thời điều chỉnh hai đối tượng: đưa ra phương án bảo tồn, bảo lưu các hồ điều hòa và bảo vệ ngay diện tích, đặc biệt là diện tích mặt nước, lưu lượng khối nước để mình tăng thêm tích nước trong các hồ điều hòa.

Điều này được thể hiện ngay trong chỉ đạo của TP vừa qua, nếu chỉ dùng ngân sách nhà nước tập trung cải tạo các hồ thì rất khó khăn nên phải dùng phương thức xã hội hóa.

Một đối tượng điều chỉnh nữa là đẩy nhanh xây dựng hệ thống thoát nước theo số vốn vay, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, nhất là việc thu gom, tiêu thoát nước sông Tô Lịch, đặc biệt đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm bơm Yên Sở 2.

Tôi yêu cầu các đơn vị cố gắng phấn đấu trước mùa mưa trạm bơm phải chạy được, động viên các đơn vị thi công, chuyên gia, cố gắng không hoàn thành toàn bộ hệ thống thì cũng được một phần khi lượng nước xuống đó thì phải tiêu thoát được.

Đồng thời các trạm bơm khác như trạm bơm Đông Mỹ, Yên Mỹ cũng được tăng cường lượng máy bơm để thu gom nhanh và tiêu thoát nước, tăng lưu lượng tiêu thoát trong một thời gian ngắn.

Mức tiêu thoát nước của Hà Nội hiện tại đáp ứng được lượng mưa 172mm/2 ngày, giờ phải tăng lên khả năng tiêu thoát lên”.


Nguyễn Bảo (ghi)

Nguồn: BEE

Chùm ảnh: Mênh mang… sông nước Thủ đô

1 bình luận

 Chùm ảnh nhiều tuyến phố Hà Nội biến thành sông sau cơn mưa kéo dài mấy tiếng đồng hồ sáng 13/7.

Mô tả ảnh.
Nước ống cống sục đen ngòm rất mất vệ sinh – Ảnh: Hồng Quang
Mưa ngập hết khu để xe trên con ngách vào khu chung cư Giảng Võ – Ảnh: Hồng Quang

 

 
Mưa ngập hầm chứa bình ga trên phố Núi Trúc nổi lềnh phềnh trong biển nước – Ảnh: Hồng Quang

 

 
Công nhân thoát mước bất lực nhìn các con phố biến thành sông – Ảnh: Hồng Quang

 

 

 

Hầm biến thành “dòng sông ngầm”, người dân lội nước đi chợ – Ảnh: Hồng Quang

 

 
Xe chết máy giữa phố – Ảnh: Hoàng Giang

 

 
Ảnh: Hoàng Giang

 

 
Ảnh: Hoàng Giang

 

 
Ảnh: Hoàng Giang

 

Chặn ở cửa hầm Kim Liên và đoàn xe ùn ứ kéo dài – Ảnh: Thái Anh

 

Ảnh: Thái Anh

 

 
Chân dài dạo… sông! – Ảnh: Thái Anh

 

Phố Nguyễn Công Trứ bị ngập nặng – Ảnh: Thái Anh

 
“Hỏa” gặp “thủy” – Ảnh: Sa Tùng Sơn

 

 

 
Ô tô bơi trên phố Nguyễn Công Trứ – Ảnh: Sa Tùng Sơn

 

 
Ô tô chết máy trên phố Nguyễn Công Trứ – Ảnh: Sa Tùng Sơn

 

 
Loay hoay giữ biển nước – Ảnh: Sa Tùng Sơn

 

 

 
Ô tô và xe đạp có “giá trị” như nhau trong cảnh mưa ngập – Ảnh: Sa Tùng Sơn

 

Cậu bé bán hoa giữa biển nước – Ảnh: Sa Tùng Sơn

  • Sa Tùng Sơn – Hồng Quang – Hoàng Giang – Thái Anh
  • Nguồn: VietNamNet

Hà Nội: Phố biến thành sông

Bình luận về bài viết này

PO – Cơn mưa to dữ dội kéo dài suốt hơn 2 tiếng đồng hồ bắt đầu từ 7 giờ sáng nay đã biến nhiều đường phố Hà Nội thành… sông. Giao thông bị tê liệt và tắc nghẽn, hầu hết các công sở tại nội thành đều bị trễ giờ làm việc. 

Đường Liễu Giai biến thành...  sông. Ảnh : Hoàng Tuân
Đường Liễu Giai biến thành… sông. Ảnh : Hoàng Tuân.

Theo ghi nhận của nhóm PV Tiền Phong Online, tình trạng ngập lụt đã diễn ra trên hầu khắp các tuyến phố. 

Đường Liễu Giai, đường Nguyễn Thái Học, ngã ba vườn hoa Lê Trực… nước đã ngập tới thắt lưng người lớn. Rất nhiều xe máy bị chết máy, giao thông lộn xộn. Phố Sơn Tây, đường Kim Mã… nhiều xe  phải đi bên trái đường. Đặc biệt khu vực phố Hàng Chuối, nước ngập sâu tới hơn nửa mét, tràn cả vào nhà dân, nhân viên nhiều khách sạn, nhà hàng đang phải… tát nước. 

Chiếc xe này bị rơi xuống trúng  miệng hố ga
Xe taxi trên đường phố Đoàn Trọng Nghiệp, Hà Nội sáng nay. Ảnh: Minh Đức
Xe cứu hộ cũng bị nước dìm
Xe cứu hộ cũng bị nước dìm “chết” trên phố. Ảnh: Minh Đức
Người dân vật lộn với mưa to gió  lớn
Người dân vật lộn với mưa to gió lớn. Ảnh: Minh Đức
Người dân dùng ghế làm biển cảnh  báo hố ga bị sập
“Phao tiêu” tự tạo cảnh báo hố ga bị sập trên phố Trần Quang Khải. Ảnh: Minh Đức
Đường Đào Tấn không thể lưu thông  do ngập nặng.
Đường Đào Tấn không thể lưu thông do ngập nặng.. Ảnh: Hoàng Tuân
Tây và ta lội nước cũng giống  nhau
Tây cũng lội nước giống như ta. Ảnh: Minh Đức
Mênh mông biển nước
Mênh mông biển nước. Ảnh: Minh Đức
Thăm dò độ sâu trên phố cho...  chắc chân
Thăm dò độ sâu trên phố cho… chắc chân. Ảnh: Minh Đức
Chân dài... cũng vẫn bị ngập như  thường
Chân dài… cũng vẫn bị ngập như thường. Ảnh: Minh Đức

Sóng xô bờ. Ảnh : Minh Đức 

Xe chết máy hàng loạt trên đường, ảnh chụp ngã tư Tôn Đức Thắng – Nguyễn Thái Học. Ảnh: Hoàng Tuân
Dịch vụ lau bugi phát tài. Ảnh: HT

   

Đất bùn được huy động để giải cứu hầm chứa xăng. Ảnh chụp tại cây xăng trên đường Trần Quang Khải. Ảnh: Minh Đức

 

Sóng quá mạnh khiến nhiều người dắt xe máy nằm ngã lăn ra đường. Ảnh chụp tại phố Hai Bà Trưng. Ảnh: Minh Đức
Sóng đi, xe ở lại… Ảnh Minh Đức
Giao thông tắc nghẽn trầm trọng. Ảnh chụp trên phố Bà Triệu. Ảnh: Minh Đức
Phố Thợ Nhuộm ngập sâu không thể đi được. Ảnh: HT

Nguồn: 

Nhóm PV TPO 

>>>>> Hà Nội : Nước đóng bình, đóng chai chứa vi khuẩn tiêu chảy 

Chiêu ngoạn mục của người Hà Nội: Nhảy tường xin học cho con

Bình luận về bài viết này

Không thể đứng chờ chực từ nửa đêm như nhiều người khác, cực chẳng đã, anh H đành nhảy tường để kịp vào xếp hàng xin số đăng ký học mẫu giáo cho con. Ở ngoài hàng rào, nhiều ông bà tóc bạc mắt mờ chân chậm, cùng mấy bà bầu ì ạch đứng la hét và chỉ thẳng vào mặt anh như một kẻ ăn cắp… 

Cái cảnh “thực mà như mơ” ấy tôi vừa mới chứng kiến sáng 9-7, khi đích thân cầm mớ hồ sơ nhỏ nhoi của đứa trẻ lên ba con trai tôi đi xin học mẫu giáo ở trường mầm non Tuổi Hoa, phường Láng Hạ, quận Đống Đa, Hà Nội.

Rải chiếu nằm chờ xin học

Mô tả ảnh.
Để vào được đến sân trường xếp hàng ở đây, có người đã thức từ nửa đêm, nhưng có người chỉ mới đến lúc bảy giờ kém. 

Tôi dậy từ 5h sáng, hí hửng tưởng mình đã dậy sớm, vì theo thông báo thì nhà trường chỉ mở cửa tuyển sinh từ 7h. Sốt ruột vì thấy tôi dậy muộn, mẹ chồng tôi đã tất tả chạy sang trường thám thính trước, thì đã thấy hàng trăm người tập trung trước cổng trường. Bà ghi vội tên thằng cháu nội vào cái danh sách đã dài tới số 75 rồi gọi điện về nhà triệu tập vợ chồng tôi ra ngay. Tôi đứng trám ngay vào cái chỗ mẹ chồng đã “xí” từ trước, dù cái chỗ quý giá ấy nắm ở “lút lít” cái đuôi dài dằng dặc những người… 

  

Tôi đã đứng ở đó hai tiếng đồng hồ, giữa đám người già trẻ lớn bé được huy động ra để xếp hàng và nghe họ kể lể về hành trình xếp hàng hôm nay của mình. Ký ức về cái thời xếp hàng vì tem phiếu tưởng đã xa lắm, nay lại hiện về rõ mồn một. Họ đều là những người sống quanh khu nhà của tôi cả. Bà Thảo kể năm nào bà cũng đi xếp hàng xin học cho một đứa cháu. Có năm, bà đã phải đi từ 2h sáng, còn năm nay, 4h sáng bà mới đến thì số đăng ký đã lên đến 50 rồi, bà lắc đầu ngán ngẩm không hy vọng gì tìm được chỗ học trường công cho đứa cháu ngoại cuối cùng của bà.

Có người nhà ngay ở cạnh trường, suốt cả đêm, cứ hai tiếng bà lại ra ngó nghiêng một lần, lúc một hai giờ sáng chỉ mới lác đác, bà chưa thấy cần phải ra đứng, thế mà đến ba giờ ra đến nơi, bà đã phải cầm lấy số 45 và đứng phía trên tôi một ít. 

Tôi thấy anh Nguyễn Văn Trung lưng áo vẫn còn dính vết bùn đất, hỏi ra mới biết anh đã rải chiếu nằm chờ ở đây từ 12 giờ đêm, ngay sau cơn mưa muộn tối qua. Anh là một trong những người đầu tiên ghi tên mình vào cái danh sách ấy. 

Tôi cảm thấy hơi nản, vì trường thông báo chỉ tuyển sinh 60 trẻ, mà số đăng ký của tôi lên đến tận 75. Nhưng cứ đứng chờ xem sao, biết đâu cơ hội vẫn còn…

Số ảo và số thật

Đến khoảng 6h sáng, người dân càng đến đông hơn, đứng kín cả phía cổng trường. Đám người này chẳng đoái hoài đến cái danh sách đã kéo dài đến vị trí 90 của đám người tội nghiệp xếp hàng chờ trong đêm ấy. Họ đứng ngay ở cổng, chỉ chờ trường mở cửa vào 7h sáng là sẽ ùa vào tranh chỗ. 

Phía đuôi của cái đoàn rồng rắn xếp hàng bắt đầu có người lo ngại: Biết đâu họ sẽ chen ngang, và công sức chúng ta xếp hàng từ bấy đến nay sẽ đổ xuống sông xuống biển? Những bà những chị có số suýt soát 60 than thở: “Chỉ cần thêm vài người chen ngang kiểu ấy nhà em sẽ bị đẩy ra ngoài mất thôi!”

Mô tả ảnh.
Trong bản thông báo tuyển sinh, nhà trường đã quy định rõ: Chỉ mở cửa nhận hồ sơ từ bảy giờ sáng 

  

Chiếc cổng rung rinh chao đảo chỉ vì nhiều người bám vào nó, đu lấy nó, mong được chui vào trong. Những người đàn ông “bảo vệ công lý bất đắc dĩ” mồ hôi đều túa ra như tắm vì phải đứng phía trong giữ cổng.

Một người đàn ông tự dưng bỏ cái đám hỗn độn ấy, đi ra phía hàng rào và nhảy vọt vào trong. Hai người, ba người rồi cả dăm bảy người nữa cũng bắt đầu làm như vậy. Cả đám đông không còn chú tâm vào việc tranh chỗ ở cổng nữa mà bắt đầu nhìn về phía những người trèo tường. Họ hò hét: “Bắt, bắt lấy bà con ơi!” Một vài người đàn ông giữ cổng giờ lại phải chia bớt ra để cùng bảo vệ đi bắt người trèo tường. Chiếc cổng ngày một nới lỏng đi, rồi không ai giữ nữa. Cả đám người ở ngoài, đã xếp số cũng như không xếp số, trẻ cũng như già, bắt đầu một cuộc chạy maraton để vào đến sân trường. Ở nơi đó, hai bàn xếp số chính thức đang chờ đợi họ, mỗi bàn chỉ có 30 số. 

tuoihoa1.jpg
Công an cũng bất lực đứng nhìn “vàng thau lẫn lộn”.

Người đàn ông áo xanh từng thuyết phục bà con ghi số cầm trên tay cái danh sách dấp dính mồ hôi thở dài ngao ngán, giờ nó chỉ còn là những tờ giấy loại, không có một chút giá trị nào.

Một vài người đang bắt đầu chỉ cho anh công an trẻ mặt những người đàn ông đã trèo tường. Anh công an cũng chỉ vâng dạ, vì chẳng có lý do gì để phạt họ, đuổi họ khỏi cái hàng chính thức đã được xếp ấy cả. Vì trong thông báo tuyển sinh, nhà trường đã ghi rõ: “Đúng 7 giờ nhà trường mở cửa đón phụ huynh vào xếp hàng tại các bàn tuyển sinh ở sân trường. Nhà trường không chấp nhận việc phụ huynh tự ghi tên xếp hàng bằng hồ sơ ngoài cổng trường”.

Bà Thảo kể với tôi, những năm trước đây, nhà trường đã chấp nhận việc để một nhóm người đứng ra tự nguyện ghi tên từ đêm hôm trước và coi đó như danh sách xếp số chính thức. Thế nên năm đó bà đã dậy từ 2 giờ sáng để xếp số.

Gần đây, do nhiều người dân phản đối cách làm này, nên nhà trường đã không chấp nhận danh sách người dân ghi đó nữa. Nhưng mặc dù quy chế đã ghi rõ, nhiều người dân vẫn làm như vậy. Họ nghĩ rằng những người đã nhiệt tình xếp hàng từ đêm thì phải được đối xử khác với những phụ huynh cứ sáng bảnh mắt mới đến trường làm thủ tục cho con.

Bác bảo vệ ái ngại nhìn những người đã thức đêm qua cùng bác ở cổng trường rồi than phiền: “Tôi cũng đã xin nhà trường cho họ ghi số từ trước, nhưng không được chấp nhận”. Họ là những người nghèo, đồng lương không đủ để gửi con vào trường dân lập, nên sống chết họ cũng phải xin được một suất vào đây.

Có một người đàn bà, cám cảnh vì xếp số, đã ngẩng đầu lên hỏi: “Sao người ta không phân chỉ tiêu về cụm nhỉ. Rồi từng cụm dân phố, người ta sẽ xét những gia đình có hoàn cảnh khó khăn thì được gửi con vào trường công?”. Một người khác phản đối ngay: lúc đó tiêu cực sẽ về đến cụm tổ dân phố mà thôi.

Cuối cùng tôi cũng đã xin học được cho con. Nhưng tôi cứ áy náy mãi về chuyện những ông bà già không chạy kịp để xếp hàng. Những bà bầu ậm ạch không dám chen lấn xô đẩy đành đứng bên rìa đám người đông đúc. Những người nghèo, những người thất nghiệp…, họ sẽ gửi con vào đâu?

Công lý không nằm ở chỗ cứ đến sớm xếp hàng từ đêm là được vào học, mà đã là trẻ em là phải được đến trường. Không biết ngành giáo dục có hiểu điều ấy không?
 

Theo Hiệu trưởng trường mầm non Tuổi Hoa Nguyễn Thị Báu, năm nay, phường Láng Hạ có 620 cháu sinh năm 2007, bước vào lớp mẫu giáo bé. Trong khi đó, trường mầm non Tuổi Hoa, trường mầm non công lập duy nhất của phường chỉ tiếp nhận được 60 cháu vào học. Tỷ lệ chọi 1/10, còn cao hơn cả kỳ thi đại học!

 

Một vài người đàn ông trẻ hăng hái nhất hái nhất đi xuống phía dưới an ủi: “Bà con cứ yên tâm, chúng tôi sẽ giữ sự công bằng cho bà con. Không thể để những người lười, ngủ trương mắt đến tận 7h sáng mà lại chiếm mất chỗ của chúng ta được!”

Một cụ già râu tóc bạc phơ lên tiếng: “Thôi, cứ tin tưởng ở công lý, ở các chú ấy bà con ạ.” Và họ cứ thế tiếp tục đợi.

Nhưng phía đầu cổng trường ngày một đông hơn, tiếng cãi vã ngày một to hơn. Người đàn ông tự nguyện sắp xếp hàng cho bà con giờ đứng ra giữa đám người “vô tổ chức” ngày càng một đông ấy lên tiếng thuyết phục họ ghi tên vào danh sách. Nhưng chẳng ai nghe anh cả, vì họ biết họ có ghi cũng chẳng được gì khi cái danh sách ấy đã lên gần cả trăm người.

Đúng 7h sáng, ba bốn người đàn ông lực lưỡng nhất đứng chắn ngay ở cổng trường. Một người trong số họ đứng ra xướng tên nhưng ai đã ghi trong danh sách và hé cửa cho người đó lọt vào. Đám người ùn ùn kéo về phía cổng, không còn đâu cái trật tự hàng họ được sắp xếp ban đầu nữa. 

(Theo Nhân Dân)

Older Entries