Anonymous tuyên bố đã đánh sập website của CIA

Bình luận về bài viết này

Website của CIA bị đánh sập. (Nguồn: Internet)
Khoảng 3 giờ chiều (giờ EST) ngày 10/2, các tin tặc từ nhóm Anonymous đình đám đã tuyên bố rằng, họ vừa đánh sập website của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA).

Một thành viên của Anonymous đăng tải trên tài khoản Twitter của nhóm rằng: “Trang cia.gov của CIA tiêu rồi.”

Hiện chưa rõ tại sao nhóm “Ẩn danh” lại tấn công trang web nói trên, tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá vụ đánh sập cia.gov chính là một trong những màn ra tay đáng chú ý nhất của đội ngũ tin tặc sừng sỏ này.

Sau thông báo nói trên, trang web cia.gov vẫn chưa thể hồi phục được.

Trước đó, Anonymous đã có hàng loạt vụ tấn công đình đám, nhằm phản đối các dự luật hoặc hành vi của nhà chức trách mà họ cảm thấy “tức mắt.”

Có thể kể đến như vụ đánh hàng loạt website để phản đối các dự luật “bức tử Internet” SOPA và PIPA, hay vụ “hỏi thăm” trang web của cảnh sát Boston, nhằm trả đũa cho những hành động bạo lực mà lực lượng an ninh đã tiến hành đối với phong trào Chiếm Phố Wall.

Dù cảnh sát các nước đã rất tích cực phối hợp và điều tra để bắt giữ và trừng phạt các thành viên Anonymous, song cho tới nay những nỗ lực đó hầu như không có tác dụng đáng kể.

Cứ sau mỗi biến động về chính trị, xã hội, người ta lại thấy cái tên Anonymous được xướng lên, và đi kèm theo đó là một vụ tấn công “thị uy” gây xôn xao nào đó.

Sau màn “đánh” website CIA nói trên, thêm một lần nữa nhóm tin tặc sừng sỏ nhất thế giới lại có dịp chứng minh về sự nguy hiểm và tinh vi của họ./.

Văn Hưng (Vietnam+)
*********

Anonymous hạ gục website CIA và Liên Hiệp Quốc

Tuổi Trẻ – ‎cách đây 4 giờ‎
TTO – Sau cái chết của Megaupload và Bit torrent Junkie, nhóm tin tặc khét tiếng Anonymous đã tấn công website của Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ (CIA) và Liên Hiệp Quốc. Nhóm Anonymous vừa đăng tải lên Twitter một thông điệp thông báo website cia.org 

Website CIA bị tin tặc tấn công

Đài Tiếng Nói Việt Nam – ‎cách đây 5 giờ‎
(VOV) – Ngoài việc tấn công vào trang web của CIA, tin tặc còn tấn công vào trang web của chính quyền tiểu bang Alabama, Mỹ. Ngày 10/2, các trang thông tin điện tử của Cơ quan Tình báo Trung ương (CIA) và chính quyền tiểu bang Alabama, Mỹ đã bị hacker 

Đến lượt CIA “muối mặt” vì Anonymous

Thanh Niên – ‎cách đây 10 giờ‎
(TNO) Nhóm tin tặc Anonymous được cho là vừa thực hiện một cuộc tấn công khiến website của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) trở nên “bất động” vào chiều 10.2 theo giờ địa phương. Theo Slashgear, vào khoảng 3 giờ 30 phút chiều 10.2 (giờ địa phương), 

Nhóm hacker Anonymous đánh sập trang web của CIA

Dân Trí – ‎cách đây 11 giờ‎
(Dân trí) – Nhóm hacker Anonymous tiếp tục các hành động chống phá của mình nhằm thể hiện sự ủng hộ đối với nhà sáng lập Megaupload hiện đang bị bắt giữ. “Nạn nhân” lần này của Anonymous là trang web của Cơ quan trình báo Trung Ương Mỹ (CIA).

Trang mạng của CIA bị tin tặc tấn công

Dân Trí – ‎cách đây 11 giờ‎
(Dân trí) – Ngày 10/2, nhóm tin tặc “Anonymous” (Ẩn danh) đã đánh sập trang mạng của Cơ quan tình báo Trung ương Mỹ (CIA), chỉ vài ngày sau khi nhóm này vừa “hỏi thăm” trang mạng của Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI). Mặt nạ biểu tượng của nhóm tin tặc 

Báo Mỹ: Ai thực sự kiểm soát quân đội Trung Quốc?

Bình luận về bài viết này

Động thái cho bay thử máy bay thế hệ mới J20 trong bối cảnh Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sang thăm Trung Quốc đang làm dấy lên nhiều nghi vấn.

Tờ New York Times (NYT) số ra ngày 12/1 đã đặt ra câu hỏi rằng ai mới là người kiểm soát thực sự bộ máy quân sự Trung Quốc sau sự kiện nước này tiến hành bay thử máy bay tiêm kích tàng hình J-20 giữa lúc Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đang công du Bắc Kinh.

Lãnh đạo Trung Quốc có bất ngờ về vụ thử J20?

Theo NYT, vài giờ trước khi Bộ trưởng Robert Gates gặp Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc đã cho bay thử máy bay thế hệ mới J20. Và ngay trong cuộc họp, ông Gates đã đề nghị trao đổi về vụ thử máy bay trong cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào. Tuy nhiên, lãnh đạo của Trung Quốc cùng các cộng sự tỏ ra khá ngạc nhiên về yêu cầu này và lúng túng không trả lời.

NYT cho hay, phát biểu với các nhà báo sau cuộc gặp với ông Hồ Cẩm Đào, Bộ trưởng Gates cho hay: “Các lãnh đạo dân sự Trung Quốc khá ngạc nhiên trước vụ thử này”.

Với chức vụ Chủ tịch Quân ủy Trung ương, sự ngạc nhiên của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào được tờ NYT đánh giá là bất thường. Báo này cũng dẫn ý kiến của Joseph S. Ney Jr, Giáo sư ở Đại học Havard, cho rằng ông không ngạc nhiên về việc ông Hồ Cẩm Đào không có thông tin về vụ thử máy bay trên. Theo chuyên gia này, “quân đội Trung Quốc thường xuyên có chương trình hoạt động thường nhật của họ mà không cần đến sự chấp thuận của lãnh đạo chính trị”.

Đây không phải là lần đầu tiên quân đội Trung Quốc hoạt động một cách độc lập. Năm 2007, các quan chức ngoại giao Trung Quốc đã không thể nào trả lời các câu hỏi của phía Mỹ về vụ quân đội Trung Quốc bắn thử loại tên lửa phá hủy vệ tinh.

Mạng phân tích thông tin chiến lược “Stratfor” cũng cho rằng vụ thử J-20 là một ví dụ nữa cho những rạn nứt giữa các nhà lãnh đạo quân sự và dân sự của Trung Quốc. Từ lâu, ở Trung Quốc đã có tin đồn rằng các quan chức quân đội cấp cao ngày càng quyết đoán về chính trị, và các lãnh đạo dân sự cấp cao không được đánh giá cao vì không có kinh nghiệm quân sự.

Trong khi đó, hãng Reuters nói rằng, trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates đã trực tiếp đặt vấn đề về cuộc thử nghiệm J20 của Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào khẳng định cuộc thử nghiệm này đã được lên kế hoạch từ trước.

Trung Quốc vẫn coi Mỹ mối hiểm nguy lớn nhất

Bất chấp chuyến thăm của Bộ trưởng Gates nhằm cải thiện quan hệ song phương, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Đô đốc Mike Mullen đã bày tỏ sự lo ngại về những loại vũ khí mà Bắc Kinh mới công bố như tên lửa hành trình chống hạm hay máy bay J20.

Tên lửa Đông Phong

Đô đốc Mike Mullen nói: “Trung Quốc đang đầu tư vào khả năng công nghệ rất cao, và câu hỏi đặt ra là chúng ta phải cố gắng hiểu chính xác lý do tại sao. Chính sự mập mờ đó là điều mà tôi muốn chúng ta phải tìm hiểu rõ”.

Đô đốc Mike Mullen đặc biệt lo ngại tại sao Trung Quốc lại thúc đẩy phát triển các loại vũ khí công nghệ cao, cho dù đó là tên lửa chống vệ tinh hay tên lửa đối hạm. Đô đốc Mike Mullen nói: “Rất nhiều trong số những vũ khí này dường như nhằm riêng vào Mỹ, chính vì vậy mà tại sao mối quan hệ quân sự này lại quan trọng như vậy”.

Trung Quốc: Phát triển vũ khí để phòng thủ đất nước

Đáp lại những lo ngại từ phía Mỹ về các chương trình vũ khí mới của Trung Quốc, trong đó có việc thử nghiệm máy bay tiêm kích tàng hình J20, Bắc Kinh khẳng định việc tăng cường sức mạnh của họ là hoàn toàn chính đáng.

Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Bắc Kinh ngay sau khi thử nghiệm thành công J20, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói: “Với sự phát triển công nghệ mạnh mẽ và yêu cầu quốc phòng đặt ra, việc nâng cấp các loại vũ khí là hoạt động hết sức bình thường đối với mỗi quốc gia. Việc phát triển vũ khí của Trung Quốc hoàn toàn nhằm mục đích phòng thủ, bảo vệ an ninh, toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền”.

Ông Hồng Lỗi cũng nhấn mạnh việc tăng cường sức mạnh quân sự của cả Mỹ và Trung Quốc phải dựa trên và bảo đảm nền tảng ổn định chính trị. Điều đó có nghĩa là hai nước phải tôn trọng an ninh, chủ quyền và các lợi ích phát triển của nhau. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ hy vọng sẽ cùng với Mỹ có những biện pháp hiệu quả nhằm bảo đảm sự ổn định và phát triển lành mạnh.

Trà My – Bảo Minh/ (Tổng hợp)

Trung Quốc tung bạc tỷ vào Cam Bốt để đánh bật Hoa Kỳ (và Việt Nam)

1 bình luận

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) duyệt đội danh dự trong buổi lễ đón tiếp ông Hun Sen tại Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 13/12/2010.

Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen (phải) và Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (trái) duyệt đội danh dự trong buổi lễ đón tiếp ông Hun Sen tại Đại sảnh đường Nhân Dân, Bắc Kinh ngày 13/12/2010.

Reuters

Trong những năm gần đây, nhờ hàng tỷ đô la đổ vào Cam Bốt một cách dễ dãi, Trung Quốc đang tăng cường ảnh hưởng so với Mỹ và Việt Nam. Trong bài viết « Trung Quốc thu lợi bạc tỷ tại Cam Bốt » (China’s billions reap rewards in Cambodia) trên tờ Washington Post ngày 20/11, nhà báo John Pomfret đã điểm lại cách thức mà Bắc Kinh đã sử dụng tại Cam Bốt để giành lại uy thế mà họ đã có vào thời Khmer đỏ.

Phia dưới một con đường mòn bẩn thỉu màu đỏ máu nằm sâu trong rừng rậm miền Tây Nam Cam Bốt, tiếng gầm rú bắt đầu. Quẹo qua một khúc quanh, ta thấy ngay căn nguyên – hàng chục chiếc xe đổ đất, xe máy xúc và xe đào đất đang phát quang khu rừng. Bên trên một cái hố lớn, một lá cờ bay phấp phới trong cơn gió nhẹ mang bụi và nóng. Đó là cờ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Tại khu vực nằm sâu trong dãy núi Cardamom, nơi mà lực lượng Cộng Sản Khmer đỏ do Trung Quốc ủng hộ đã thiết lập căn cứ cuối cùng của họ vào cuối thập niên 1970, Trung Quốc đang khẳng định quyền của họ như một đế chế đang hồi sinh ở Châu Á. Thay vì xuất khẩu cách mạng và nạn máu đổ qua các láng giềng, Trung Quốc giờ đây gởi tiền và người của họ đến nơi.

Tại khu vực đập thủy điện náo nhiệt này dọc theo biên giới Cam Bốt – Thái Lan, tại Miến Điện, Lào và ngay cả tại Việt Nam, Trung Quốc đang ồ ạt đẩy mạnh việc mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của họ trong vùng Đông Nam Á. Bằng cách tung vốn đầu tư và viện trợ kèm theo sức ép chính trị, Trung Quốc đang thay đổi diện mạo mảng lãnh thổ mênh mông dọc theo biên giới phía Nam của họ. Hãy gọi điều này là Học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.

Bị nhiều chính quyền Mỹ liên tiếp lơ là, sự trỗi dậy của Trung Quốc trong vùng đang gióng lên tiếng chuông báo động tại Washington, vốn đang tích cực chiêu dụ nhiều quốc gia Đông Nam Á. Chính quyền của Tổng Thống Obama đã nuôi dưỡng các mối quan hệ chặt chẽ hơn với kẻ cựu thù là Việt Nam. Họ cũng nỗ lực mở cửa với Miến Điện, mà theo các quan chức Mỹ nó đang có nguy cơ trở thành nước chư hầu của Trung Quốc. Mỹ cũng đang cải thiện quan hệ với Lào, quốc gia mà phân nửa phía Bắc đã bị doanh nghiệp Trung Quốc thống trị. Trong bài diễn văn về chính sách Châu Á của Mỹ đọc ngày 28/10/2010 trước khi lên đường công du các nước Châu Á lần thứ 6 trong vòng hai năm, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã dùng thuật ngữ quân sự “Ngoại giao triển khai – tiến công” để chỉ đến các cố gắng của Mỹ.

Trong chuyến viếng thăm Phnom Penh gần đây, lần đầu tiên của một Ngoại trưởng Mỹ kể từ năm 2002, khi nói chuyện với sinh viên Cam Bốt và được hỏi về quan hệ của Cam Bốt với Bắc Kinh, bà Clinton đã nói rằng: « Các bạn không muốn đất nước mình bị lệ thuộc quá nhiều vào bất kỳ một nước duy nhất nào ».

Thế nhưng Trung Quốc vẫn gia tăng uy lực

Trung Quốc đã hoàn tất một thỏa thuận thương mại với toàn thể 10 quốc gia Đông Nam Á, trong khi một hiệp định tương tự của Mỹ chỉ mới trong giai đoạn sơ khai. Mỹ đang củng cố quan hệ với đồng minh Thái Lan của mình, bất chấp các bất ổn chính trị mới đây tại đấy.

Tại Cam Bốt, các công ty Trung Quốc đã biến các khu vực họ được nhượng quyền khai thác mỏ và nông nghiệp tại tỉnh Mondulkiri ở vùng Đông Bắc Cam Bốt thành những nơi mà cảnh sát Cam Bốt không còn quyền lai vãng. Nhân viên canh gác tại cổng ra vào của hai trong số các khu vực khai thác này – một mỏ vàng và đồn điền trồng đay – đã xua đuổi mọi khách vãng lai trừ phi họ có thể trả tiền mãi lộ. Theo lời kể của một số người đã tham dự hội nghị về thực thi luật pháp vào đầu năm nay thì Bộ trưởng Nội vụ Cam Bốt, ông Sar Kheng, đã phải nhận xét chua cay : « Đó không khác gì một quốc gia trong một quốc gia. »

Các hãng phát triển bất động sản của Trung Quốc đã đổ xô đến Cam Bốt với tất cả tham vọng, sự xấc xược và ồn ào y như thái độ của các công ty trái cây và chế tạo vỏ xe của Mỹ tại Châu Mỹ La tinh hay Châu Phi trong các thập niên trước đây. Một công ty, Liên hiệp Phát triển thuộc thành phố Thiên Tân ở mạn Bắc Trung Quốc, đã chiếm được quyền khai thác trong vòng 99 năm một khu bất động sản rộng 120 dặm vuông – gấp hai lần kích thước thủ đô Washington – ngay mặt tiền bãi biển bên vịnh Thái Lan. Tại đó, các toán công nhân Trung Quốc đang làm đường và chuẩn bị các dự án xây khách sạn, biệt thự và sân golf. Tiền đầu tư ước lượng là 3,8 tỷ đô la. Đối tượng khách hàng là ai ? Là những kẻ mới giàu lên đến từ Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu.

Tháng 10 vừa rồi, Trung Quốc cam kết ủng hộ công trình xây dựng tuyến đường sắt trị giá 600 triệu đô la giữa Phnom Penh và Việt Nam. Tuyến đường này sẽ giúp cho Trung Quốc tiến được một bước quan trọng trong việc hòa nhập toàn bộ Đông Nam Á, kể cả Singapore ở xa tận phía Nam, vào mạng lưới xe lửa của họ.

Trên khắp Cam Bốt, hàng chục công ty quốc doanh Trung Quốc đang xây dựng 8 đập thủy điện, bao gồm đập thủy điện khổng lồ với công suất 246 megawatt trên sông Tatay ở Koh Kong. Tổng số chi phí cho các con đập này sẽ vượt mức 1 tỷ đô la. Theo ông Cheam Yeap, Ủy viên Trung ương Đảng Nhân Dân Cam Bốt đang cầm quyền, tổng cộng Cam Bốt đang nợ Trung Quốc 4 tỷ đô la.

« Khả năng (Trung Quốc) chiếm quyền kiểm soát là điều không thể tránh khỏi ». Lak Chee Meng, thông tín viên kỳ cựu của báo Sin Chew Daily tại Phnom Penh đã nhận định như vậy. Sin Chew Daily là một trong 4 nhật báo Hoa Ngữ tại Cam Bốt, phục vụ cho 300.000 độc giả người Khmer gốc Hoa và thêm khoảng 250.000 người nhập cư đến từ Trung Quốc bao gồm di dân và các nhà kinh doanh. « Cam Bốt ngả vào Trung Quốc với vòng tay mở rộng. Đó là cách thức trước đây Mỹ dùng để giành quyền kiểm soát các láng giềng. Địa lý chính trị là như vậy ».

Tiền Trung Quốc đổ vào Cam Bốt đã biến thành uy lực chính trị

Câu hỏi muôn thuở về sự trổi dậy của Trung Quốc là khi nào Bắc Kinh sẽ có thể biến tiền bạc của họ thành quyền lực. Tại Cam Bốt, điều đó đã thành hiện thực.

Chính quyền Cam Bốt đã tránh né chỉ trích Bắc Kinh trên vấn đề đập thủy điện mà họ xây dựng trên sông Mekong khúc chảy qua Trung Quốc, những công trình mà giới chuyên gia tiên đoán sẽ tác hại đến đời sống của hàng triệu người dân Cam Bốt sinh sống với nghề đánh bắt cá trên Biển Hồ.

Cam Bốt cũng tuân thủ chính sách “Một Trung Hoa” một cách nghiêm ngặt đến mức từ chối cả yêu cầu của Đài Loan xin mở một văn phòng kinh tế, bất kể hàng triệu đô la đầu tư Đài Loan tại Cam Bốt.

Uy lực của Trung Quốc được phô bày vào tháng 12/2009 khi các nhà ngoại giao Mỹ và Trung Quốc đối đầu trực tiếp với nhau về số phận của 20 người Duy Ngô Nhĩ đã bỏ chạy khỏi Trung Quốc đến Cam Bốt xin tỵ nạn chính trị. Trung Quốc nói một số trong nhóm 20 người này đang bị truy nã vì đã tham gia cuộc bạo động chống lại người Hán tại Tân Cương vào tháng 7/2009. Phía Mỹ thì nói không được gởi trả họ về Trung Quốc.

Trung Quốc đe dọa hủy bỏ chuyến đi thăm Cam Bốt của Phó chủ Tịch Tập Cận Bình, nhân vật sẽ tới Phnom Penh với các hợp đồng và tín dụng trị giá 1,2 tỷ đô la. Thế là Cam Bốt liền giao trả người Duy Ngô Nhĩ về Trung Quốc. Hai hôm sau, Tập Cận Bình, nhân vật sẽ lãnh đạo Trung Quốc sắp tới đây, đã đến Phnom Penh.

Vào tháng 4 năm nay (2010), Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo trừng phạt Cam Bốt, bằng cách hủy bỏ chuyến tàu chở 200 xe vận tải quân sự và loại xe rờ moọc trong số thiết bị quân sự thặng dư dự trù viện trợ cho Phnom Penh. Chưa đầy 3 tuần sau, Bắc Kinh tặng cho Cam Bốt 257 xe vận tải quân sự.

Cam Bốt về hùa với Trung Quốc trên hồ sơ Biển Đông

Cam Bốt cũng đi theo sự chỉ đạo của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, một vùng biển rộng 1 triệu dặm vuông mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền Trung Quốc.

Vào tháng 7, Ngoại trưởng Clinton phát biểu tại Hà Nội, đã bác bỏ đòi hỏi của Trung Quốc trên vùng biển khơi thuộc Biển Đông và bênh vực cho một sự tiếp cận đa phương, nhằm chia sẻ quyền đánh cá cũng như các tài nguyên dầu khí được cho là hiện nằm dưới đáy biển. Trung Quốc phản đối các cuộc thảo luận đa phương, họ chủ trương chia để trị thông qua các cuộc đàm phán song phương. Qua tháng 10, Thủ tướng Hun Sen ủng hộ đề nghị của Trung Quốc.

Cuộc đọ sức tay đôi Mỹ – Trung đã tiếp diễn tục vào đầu tháng 11. Một ngày sau khi bà Clinton rời khỏi Cam Bốt, Ngô Bang Quốc, một trong những quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc đến Phnom Penh. Trong chuyến viếng thăm, bà Clinton cho biết có thể xóa bỏ một phần trong món nợ 445 triệu đô la mà Cam Bốt còn thiếu Mỹ. Ông Ngô Bang Quốc thẳng thắn hơn, xóa bỏ ngay 4,5 triệu đô la tiền nợ của Cam Bốt. Các viên chức Trung Quốc còn xem xét việc xóa thêm nợ 200 triệu đô la khác mà Cam Bốt đã vay mượn.

Việt Nam vẫn còn là cản lực của Trung Quốc tại Cam Bốt

Con đường đưa Trung Quốc lên thống trị Cam Bốt không phải không gặp chướng ngại. Việt Nam, nước từng lật đổ chế độ Khmer Đỏ vào năm 1979 và đưa ông Hun Sen lên nắm quyền, đã tỉnh giấc trước mối đe dọa của ảnh hưởng ngày càng gia tăng của Trung Quốc và đã chỉ đạo cho các công ty quốc doanh Việt Nam đổ tiền vào Xứ Chùa Tháp. Từ 28 triệu đô la năm 2008, mức đầu tư của Việt nam vọt lên 268 triệu năm 2009 và đến 1,2 tỷ đô la trong năm nay, theo số liệu thống kê của chính quyền Cam Bốt.

Quân đội Việt Nam đang điều hành công ty viễn thông số 2 – sắp tới đây sẽ trở thành số 1- của Cam Bốt. Đa số giới chức chính quyền Cam Bốt sử dụng dịch vụ của công ty Việt Nam vì được tặng thẻ sim với thời lượng gọi miễn phí.

Nhưng Trung Quốc đã nhanh chóng phản công chống Việt Nam. Vào tháng 11, Trung Quốc và Cam Bốt ký kết một thỏa thuận tín dụng 591 triệu đô la, trị giá lớn chưa từng thấy tại Cam Bốt – mà ngân hàng Trung Quốc Bank of China dành cho các công ty viễn thông chủ yếu khác của Cam Bốt. Trong thỏa thuận này có 500 triệu đô la dùng để mua trang bị từ tập đoàn viễn thông khổng lồ Huawei của Trung Quốc.

Ngay cả lãnh đạo Cam Bốt Hun Sen, thỉnh thoảng cũng bị bực mình vì Bắc Kinh. Tháng 12/2009, công nhân Trung Quốc hoàn thành một trụ sở chính quyền đồ sộ trị giá 30 triệu đô la, nơi dự trù làm Phủ thủ tướng cho ông Hun Sen. Nhưng ông Hun Sen không thích nơi này, ông than phiền về những cái cầu tiêu kiểu ngồi xổm và « ngay cả những chùm đèn treo thích hợp cũng không có », theo lời kể của một nhà ngoại giao Phương Tây. Cũng có mối lo ngại Trung Quốc khi xây đã gắn thiết bị nghe trộm trong dinh thự này, vì thế ông Hun Sen cho xây một trụ sở khác bên cạnh và cả hai đã được khánh thành vào tháng 10.

Ảnh hưởng bắt nguồn từ lịch sử

Trung Quốc đã áp đặt quyền lực của Thiên triều trên Cam Bốt trong nhiều thế kỷ. Cách đây 800 năm, quân đội Trung Hoa đã từng cứu giúp các vua chúa Khmer, hình các chiến binh Trung Hoa thân thiện được chạm khắc trên các bức tường đền Bayon nổi tiếng gần Angkor Wat. Trong thập niên 1950-1960, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bảo bọc Quốc vương Sihanouk, rồi giúp đỡ cho Khmer Đỏ về kinh tế, an ninh và tư tưởng trong suốt thời gian cai trị đẫm máu từ 1975 đến 1979. Ông Sihanouk, năm nay đã 88 tuổi và là Vua Cha, đang cư ngụ tại Bắc Kinh.

Hoắc Triệu Quốc (Huo Zhaoguo), một người Trung Quốc quản trị dự án đồ sộ dọc duyên hải Cam Bốt của công ty Liên hiệp Phát triển, là điển hình của người Trung Quốc mới đến Cam Bốt. Trong thập niên 1980, tại Lan Châu miền Tây Bắc Trung Quốc, ông đã giàu lên nhờ bán đậu, nhưng sau đó đã bị lỡ vận. Ông đến Cam Bốt trong thập niên 1990 khi truy đuổi một nhà phân phối người Việt đã thiếu tiền ông. Sau đó ông trở về Lan Châu không một đồng xu dính túi và không thể ở lại đấy. Ông nói: « Tôi từng là người giàu có ở đây, do đó mà mọi người đều chế nhạo tôi. Một con người luôn cần đến sự tự trọng ».

Ông Hoắc Triệu Quốc trở lại Cam Bốt và mở một quầy bán mì. Sau đó ông tiến tới lập một tiệm mì và gặp được ông chủ của công ty Liên hiệp Phát triển khi ông này ghé tiệm mì tìm kiếm món ăn miền Bắc Trung Quốc. Ông chủ này đã cho ông Hoắc Triệu Quốc cơ hội làm việc tại Liên hiệp Phát triển, và bây giờ ông có trách nhiệm giám sát việc xây dựng đường sá. Theo ông, sở dĩ công ty Liên hiệp Phát triển giành được khoảng đất này, đó là nhờ tiền bạc và quan hệ.

Đối với ông : « Cam Bốt còn quá nghèo và nạn tham nhũng cũng giống như ở Trung Quốc. Nếu anh có quyền thế ở đây, anh sẽ có một tương lai vĩ đại “.

Với một vẻ tự cao mang tính chất thực dân thường thấy nơi nhiều người Hoa tại Cam Bốt, ông nói : « Người Cam Bốt chẳng hề thấy là họ bị buộc phải thành đạt. Thậm chí họ còn lấy ngày nghỉ cuối tuần nữa. Chúng tôi thì không như vậy. Chúng tôi làm việc. »

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20101214-trung-quoc-tung-bac-ty-vao-cam-bot-de-danh-bat-hoa-ky-va-viet-nam

Xem hải quân Mỹ – Nhật phô diễn sức mạnh

Bình luận về bài viết này

Cuộc tập trận chung trên biển mang tên ““Lưỡi gươm sắc” đánh dấu kỷ niệm 50 năm quan hệ đồng minh Mỹ và Nhật Bản bắt đầu từ ngày 3/12-10/12 được giới chuyên gia đánh giá là một cuộc phô diễn sức mạnh lớn nhất từ trước tới nay của cả hai bên.

Tham gia đợt tập trận lần này có tất cả 44.000 binh sĩ, khoảng 400 máy bay, 60 tàu chiến gồm cả tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ và chiến đấu cơ F-15. Trong đó:

Phía Nhật Bản đóng góp khoảng 34.000 binh lính, 40 tàu chiến, 250 phi cơ. Mỹ đưa tới 10.000 binh sĩ, 20 tàu chiến và 150 máy bay chiến đấu các loại.

Các binh sĩ Mỹ và Nhật  Bản  tham gia tập trận
Máy bay vận tải “Hercules” của Mỹ
Máy bay vận tải Hercules C130  tại căn cứ Không quân Yokota. C-130 Hercules là một máy bay vận tải bốn động cơ tuốc bin cánh quạt và là loại máy bay không vận chiến lược của nhiều lực lượng quân sự trên thế giới. Hơn 40 kiểu và biến thể Hercules đã hoạt động ở hơn 50 quốc gia.
Tàu chiến Nhật Bản
USS George Washington và  tàu khu trục của Nhật Bản
Từ C-130 nhìn về ra núi Phú Sỹ
C-130 được thiết kế như một máy bay vận tải có thể đáp ứng được nhiều vai trò như: cứu thương, vận chuyển quân, chở vũ trang hạng nặng, tấn công trên không, tìm kiếm và cứu hộ, nghiên cứu khoa học, tiếp dầu trên không hay máy bay cứu hỏa. Ảnh C-130 chuẩn bị hạ cánh
Máy bay vận tải Hercules C130
Bên trong máy bay vận tải Hercules C130
Cuộc phô diễn sức mạnh của hải quân Mỹ -Nhật
Bên trong C-130

 

Nguyễn Hường (Theo Xinhua)

Cuộc tập trận khổng lồ của Mỹ – Nhật; Nam Triều Tiên thực hiện cuộc tập trận bằng đạn thật trên khắp nước

Bình luận về bài viết này

Cuộc tập trận Mỹ- Nhật lớn nhất từ trước đến nay bước sang ngày thứ tư với diễn tập đối kháng giữa các máy bay chiến đấu.

Cuộc tập trận mang tên “Kiếm sắc” diễn ra ở vùng biển Nhật Bản, kéo dài từ ngày 3/12 đến ngày 10/12. Tham gia tập trận có tàu sân bay USS George Washington của Mỹ. Trong ảnh là tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John McCain (trái) tháp tùng tàu sân bay ở biển Nhật Bản.
Phi cơ trên boong tàu USS George Washington. Tham gia cuộc tập trận Mỹ-Nhật này có khoảng tổng cộng 44.000 binh sĩ, 60 tàu chiến, 400 phi cơ từ hai phía.
Trong buổi tập trận hôm qua, các máy bay chiến đấu của Mỹ và Nhật Bản đã có buổi diễn tập đối kháng. Một đội gồm 8 phi cơ F-16 của Mỹ và 4 máy bay F-15 của Nhật chống lại đội gồm 8 máy bay Nhật theo kịch bản bảo vệ một máy bay vận chuyển quân sự C130 Hercules của Mỹ.
Chiếc C-130H Hercules chuẩn bị cất cánh. Ảnh: Xinhua.
Phi cơ vận chuyển quân sự C-130H Hercules trên đường băng. Cuộc tập trận năm nay được cho là lớn nhất từ trước đến nay giữa hai đồng minh lâu năm Mỹ- Nhật.
Máy bay chở các phóng viên đưa tin về cuộc tập trận phía trên một dãy núi của Nhật Bản. Năm nay cũng là lần đầu tiên có mặt quan sát viên quân sự của Hàn Quốc trong tập trận Mỹ-Nhật. Cũng trong hôm qua, Hàn Quốc bắt đầu một cuộc tập trận bắn đạn thật tại Hoàng hải, vùng biển có tranh chấp với Triều Tiên. Ảnh: AFP.

Nguồn: Hải Minh/ http://vnexpress.net/GL/The-gioi/Anh/2010/12/3BA23E11/

Nam Triều Tiên thực hiện cuộc tập trận bằng đạn thật trên khắp nước

VOA-Nam Triều Tiên hôm nay bắt đầu thực hiện một loạt những cuộc thao dượt pháo binh bằng đạn thật trên khắp nước. Những hoạt động này được xem là một phản ứng đối với vụ pháo kích của Bắc Triều Tiên vào một hòn đảo của Nam Triều Tiên cách nay gần hai tuần. Từ Seoul, thông tín viên Steve Herman của đài chúng tôi gởi về bài tường thuật sau đây.

Steve Herman | Seoul

Binh sĩ Thủy quân Lục chiến Nam Triều Tiên tuần tra trên đảo Yeonpyeong, ngày 6/12/2010  

Hình: AP

Binh sĩ Thủy quân Lục chiến Nam Triều Tiên tuần tra trên đảo Yeonpyeong, ngày 6/12/2010

Trong lúc Nam Triều Tiên bắt đầu một tuần lễ thao dượt pháo binh trên khắp nước, tân bộ trưởng quốc phòng của nước này ra lệnh cho quân đội hành sử quyền tự vệ trong trường hợp Bắc Triều Tiên thực hiện thêm một vụ tấn công khác nữa.

Hôm nay, cựu Ðại tướng lục quân Kim Kwan Jin, người lên giữ chức bộ trưởng quốc phòng cách nay hai ngày, cho báo chí biết rằng nếu Bắc Triều Tiên gây hấn trước thì các lực lượng Nam Triều Tiên có thể trả đũa ngay tức khắc.

Ông Park Syung Je, một chuyên gia của Học viện Chiến lược Á châu, cho biết phát biểu của ông Kim Kwan Jin có mục đích làm rõ sự phân biệt với những qui định thận trọng hơn về vấn đề giao chiến.

Ông Park nói rằng phát biểu về quyền tự vệ có thể sẽ ngăn không cho Bắc Triều Tiên thực hiện thêm những vụ tấn công. Ông nói thêm rằng trong cuộc tập trận này Nam Triều Tiên sẽ không bắn vào những nơi gần lằn ranh trên biển có tranh chấp, thường được gọi là Lằn ranh phía bắc.

Đây là khu vực mà khi Nam Triều Tiên tiến hành cuộc thao dượt pháo binh hôm 23 tháng 11 Bắc Triều Tiên đã nã đại pháo vào đảo Yeonpyeong.

Xế ngày hôm nay các vị ngoại trưởng và các nhà ngoại giao cao cấp khác của Nam Triều Tiên và Nhật Bản sẽ họp với ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tại Washington. Các giới chức ở đây cho biết 3 nước sẽ thảo luận về vụ pháo kích của Bắc Triều Tiên và chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, kể cả chương trình tinh luyện uranium mới được tiết lộ hồi gần đây.

Sau vụ tấn công hôm 23 tháng 11 ở đảo Yeonpyeong, chính phủ và quân đội Nam Triều Tiên đã gặp phải sự chỉ trích của dân chúng về phản ứng chậm chạp và có giới hạn đối với hành vi gây hấn của miền Bắc. Quân đội Nam Triều Tiên đã phản pháo, nhưng không phái máy bay tới để phá hủy những cỗ pháo mà Bắc Triều Tiên dùng để bắn vào hòn đảo này.

Hầu hết trong số 1 ngàn 500 người ở đảo Yeonpyeong đã vào lục địa lánh nạn sau vụ pháo kích.

Ngày hôm nay, Thủ tướng Nam Triều Tiên cam kết rằng chính phủ sẽ làm hết khả năng để phục hồi sinh hoạt bình thường trên đảo. Ông Kim Hwang Sik loan báo khoản trợ cấp 25 triệu đô la để giúp dân chúng xây lại nhà cửa. Ông cũng cho biết là binh lính  và khí giới đã được tăng cường trên đảo Yeonpyeong và 4 hòn đảo khác ở tiền tuyến.

Thủ tướng Kim nói rằng việc này giúp cho Nam Triều Tiên có thể phản ứng mạnh mẽ hơn khi gặp phải những hành vi gây hấn của Bắc Triều Tiên.

Bình Nhưỡng đã nhiều lần thực hiện những hành động hung hãn trong vùng biển gần Lằn ranh phía bắc mà họ không công nhận là đường ranh giới trên biển.

Trong chương trình tin tức tối chủ nhật, đài truyền hình Bắc Triều Tiên cảnh cáo rằng những cuộc thao dượt pháo binh của Nam Triều Tiên sẽ đưa bán đảo này tiến gần hơn tới bờ vực của chiến tranh.

Xướng ngôn viên đài truyền hình Bắc Triều Tiên nói rằng những hành vi gây hấn điên cuồng như vậy đang tạo ra một tình huống không thể kiểm soát và không thể đoán trước, nhưng Bắc Triều Tiên vẫn tiếp tục nắm vững tình hình và giữ thái độ bình tĩnh.

Theo tin của hãng thông tấn Yonhap, sau vụ pháo kích ở đảo Yeonpyeong, một ủy ban an ninh của tổng thống Nam Triều Tiên đã đề nghị tăng gấp đôi quân số của lực lượng Thủy quân Lục chiến, vốn là lực lượng nòng cốt để bảo vệ cho các đảo ở biên giới phía tây. Họ cũng đề nghị ngưng rút ngắn thời hạn phục vụ cho những người đi quân dịch.

Tại Nam Triều Tiên những người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 19 đến 30 phải phục vụ một thời gian trong quân đội.

Nguồn: http://www.voanews.com/vietnamese/news/south-korea-artillery-12-06-2010-111373959.html

Hàn Quốc cho phép quân đội “phản công ngay”

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Kim Kwan-jin kêu gọi binh sĩ tăng cường khả năng tác chiến – Ảnh: Reuters
Nếu bị CHDCND Triều Tiên tấn công, quân đội Hàn Quốc được phép đáp trả ngay lập tức không cần theo quy tắc giao chiến.

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin hôm qua ra lệnh quân đội thực hiện quyền tự vệ nếu bị CHDCND Triều Tiên tấn công, cho phép họ phản công ngay mà không phải theo các quy tắc giao chiến, theo Yonhap. Ông Kim nhấn mạnh quyền tự vệ có nghĩa “chúng ta đáp trả ngay lập tức nếu miền Bắc gây hấn trước”. Theo các quy tắc giao chiến, quân đội sẽ không tấn công nếu chưa có nhu cầu rõ ràng và chỉ đáp trả theo mức độ tương ứng đối với cuộc tấn công của đối phương.

Ông Kim khẳng định: “Từ bây giờ, các quy tắc này sẽ không được áp dụng nếu miền Bắc tấn công trước”. Ông Kim nói rõ nếu có một cuộc tấn công khác như vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong hôm 23.11, Hàn Quốc sẽ không kích các căn cứ của CHDCND Triều Tiên cho đến khi đối phương không thể khiêu khích nữa.

Hàn Quốc hôm qua vẫn bắt đầu cuộc tập trận bắn đạn thật 7 ngày trên biển, bất chấp cảnh báo của CHDCND Triều Triên. Yonhap dẫn lời các sĩ quan cho hay cuộc tập trận lần này diễn ra tại 19 điểm, trong đó có nơi thuộc một trong 5 đảo gần biên giới biển trên Hoàng Hải. Trước đó một ngày, Hãng thông tấn KCNA gọi cuộc tập trận là “nỗ lực châm ngòi chiến tranh” và cảnh báo “không ai có thể đoán trước tình hình sắp tới sẽ ra sao”. Đáp lại, Hàn Quốc nói rằng đây là cuộc tập trận thường kỳ, được lên kế hoạch trước vụ đọ pháo.

Cuộc giao tranh hôm 23.11 đã đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lên mức cao nhất kể từ sau Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953). Trong cuộc điện đàm với Tổng thống Mỹ Barack Obama hôm qua, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh: “Với tình hình hiện nay, nếu không được giải quyết một cách hợp lý, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sẽ leo thang và có thể vượt tầm kiểm soát”. Tân Hoa xã dẫn lời ông Hồ cho rằng công việc quan trọng nhất hiện nay là xử lý tình huống một cách bình tĩnh. Ông Obama thì kêu gọi Trung Quốc làm việc với các nước để đưa ra một thông điệp rõ ràng đến CHDCND Triều Tiên rằng các hành động khiêu khích là không thể chấp nhận, AFP trích thông cáo từ Nhà Trắng.

Cũng vào hôm qua, tờ Nikkei đưa tin trong một văn bản về chiến lược quốc phòng sắp được công bố, Nhật Bản sẽ khẳng định CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa và xem các hoạt động quân sự của Trung Quốc là mối quan ngại đối với nước này. Theo tờ Washington Post, một quan chức cấp cao của Mỹ nói rằng chính quyền Obama đã bắt đầu cáo buộc Trung Quốc giúp CHDCDN Triều Tiên có khả năng triển khai chương trình hạt nhân và thực hiện các cuộc tấn công Hàn Quốc. Quan chức này cho rằng Washington đang xác định lại quan hệ với Seoul và Tokyo, có thể dẫn đến việc hình thành một khối chống Trung Quốc ở Đông Bắc Á.

Nguồn: Văn Khoa/ http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201050/20101207001425.aspx

Công chức Mỹ bị cấm truy cập WikiLeaks

1 bình luận

Thông báo của trang WikiLeaks.ch ngày 04/12/2010

Thông báo của trang WikiLeaks.ch ngày 04/12/2010

Ảnh: Reuters

Vào lúc Julian Assange, chủ nhân mạng điện tử gây tranh cãi bị truy nã về tội cưỡng dâm trẻ em, website WikiLeaks còn bị nhiều sức ép khác uy hiếp sinh lộ. Khó khăn nguy hiểm nhất không phải xuất phát từ các chinh phủ mà do phản ứng của tư nhân. Cụ thể là công ty dịch vụ tài chính trên mạng Paypal quyết định không nhận chuyển tiền hỗ trợ cho WikiLeaks.

Về phần các chính phủ, Hoa Kỳ và nhiều nước khác đang tìm cách giới hạn lượng truy cập và nếu không muốn nói là xóa tên « kẻ thù số một ». Quyết định mới nhất của Washington là cấm công chức Mỹ, trừ phi có phép đặc biệt, truy cập vào mạng điện tử đã phát tán hơn 250 ngàn mật điện ngoại giao.

Từ Washington, thông tín viên Jean Louis Pourtet tường thuật :

“Thời điểm này coi bộ khó khăn cho thành phần công chức tại Hoa Kỳ. Tổng thống Obama thông báo là sẽ không cho tăng lương trong hai năm sắp tới do ngân sách thiếu hụt. Bây giờ họ lại bị chính phủ đối đãi tệ hại như là dân Trung Quốc. Từ nay, công chức Mỹ bị mất thú vui tiêu khiển vào WikiLeaks tìm đọc những lời lẽ « tử tế » của các nhà ngoại giao hoạt động ở nước ngoài báo cáo về bộ. Những báo cáo mật liên quan đến lãnh đạo các quốc gia có sứ quán Mỹ hoạt động.

Văn phòng Ngân sách của Nhà Trắng cấm công chức sử dụng máy vi tính công vụ để truy cập WikiLeaks. Chỉ thị rất rõ ràng : « Mỗi công chức, mỗi nhân viên cộng tác với chính phủ liên bang có bổn phận phải bảo vệ các thông tin mật » và lưu ý rằng « không phải vì bị lộ mà không tiếp tục bảo mật ». Bộ Quốc phòng Mỹ cũng tung lên mạng của mình một lời cảnh báo tương tự đến các đơn vị đang đồn trú tại Irak.

Thư viện quốc gia Hoa Kỳ nằm trong số các cơ sở công cộng đầu tiên cấm nhân viên đọc WikiLeaks. Giám đốc giao tế cho đây không phải là hành động kiểm duyệt. Thư viện chỉ áp dụng luật bắt buộc các cơ quan liên bang bảo vệ các thông tin được xếp vào loại mật. Biện pháp giới hạn thông tin này bị báo chí Mỹ đưa lên trang nhất để công kích.”

Đêm hôm qua, công ty dịch vụ chuyển ngân trên mạng Paypal, một chi nhánh của ebay tại Hoa Kỳ thông báo là sẽ ngưng làm dịch vụ chuyển tiền tài trợ cho WikiLeaks. Nói cách khác, sinh lộ của WikiLeaks có khả năng bị đóng lại.

Paypal giải thích là WikiLeaks vi phạm đường lối làm việc của Paypal và không để dịch vụ tài chính của mình bị lạm dụng để phục vụ các hoạt động hỗ trợ cho các hành động bất hợp pháp. Wikileaks chỉ trích chính phủ Mỹ làm áp lực với Paypal.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20101205-cong-chuc-my-bi-cam-truy-cap-wikileaks

Mỹ – Nhật tập trận lớn nhất từ trước tới nay

Bình luận về bài viết này

Hôm nay (3/12), các lực lượng Mỹ và Nhật Bản đã bắt đầu cuộc tập trận chung, nhằm gia tăng áp lực với Triều Tiên.

Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington tiếp tục tập trận với Nhật. Ảnh: Nytimes

Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ tuyên bố, Triều Tiên đặt ra “mối đe dọa trực tiếp” với khu vực và mối đe dọa lâu dài với cả thế giới.

Trong tuần này, Hàn Quốc và Mỹ đã có cuộc tập trận hải quân chung kéo dài bốn ngày. Hàn Quốc lần đầu tiên sẽ tham gia cuộc tập trận hôm nay với tư cách quan sát viên khi cả Mỹ, Hàn, Nhật đều nỗ lực kiềm chế Bình Nhưỡng.

Thứ ba tuần trước, Triều Tiên đã bất ngờ nã pháo vào hòn đảo Yeonpyeong của Hàn Quốc, làm hai lính thủy đánh bộ và hai dân thường thiệt mạng, khiến quân đội Seoul sau đó đã đáp trả. Căng thẳng hai miền Triều Tiên tăng cao trong khi về lý thuyết, hai nước vẫn trong tình trạng chiến tranh vì cuộc chiến 1950-1953 kết thúc bằng hiệp định ngừng bắn, chứ không phải là hiệp ước hòa bình.

Cuộc diễn tập hôm nay có sự hiện diện của 44.500 quân Mỹ và Nhật ở vùng biển phía đông của đảo Okinawa – nơi có căn cứ quân sự Mỹ.

Khoảng 60 tàu, trong đó có tàu sân bay hạt nhân USS George Washington và 400 máy bay tham gia diễn tập trong 8 ngày.

Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, tại thủ đô Bishkek của Kyrgyzstan, Ngoại trưởng Hillary khẳng định: “Triều Tiên đặt ra mối đe dọa trực tiếp với khu vực xung quanh chúng ta, đặc biệt là với Hàn Quốc và Nhật Bản, đồng thời còn là mối đe dọa trung hạn với Trung Quốc nếu nước này sụp đổ, vì người tị nạn và những sự bất ổn khác. Triều Tiên cũng đặt ra mối đe dọa dài hạn với toàn thế giới, vì chương trình hạt nhân, và vì việc xuất khẩu vũ khí”.

Trong lúc này, Mỹ vẫn tiếp tục thúc giục Trung Quốc gia tăng kiềm chế Triều Tiên. Bắc Kinh đã từ chối lên án Bình Nhưỡng vì vụ tấn công pháo tuần trước, cũng như vụ việc chìm tàu chiến Cheonan của Hàn Quốc (mà Seoul đổ lỗi cho ngư lôi Triều Tiên).

Hôm thứ tư, người đứng đầu cơ quan tình báo Hàn Quốc cho hay, rất có khả năng Triều Tiên sẽ tấn công Hàn Quốc một lần nữa.

Trung Quốc đã đề xuất cuộc họp khẩn cấp giữa sáu nước – hai miền Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga và Mỹ. Nhưng đề xuất này không nhận được sự tán thành từ Seoul. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Khương Dư, Moscow bày tỏ sự ủng hộ về việc tham vấn khẩn cấp, và Thủ tướng Nga Vladimir Putin nói trên một cuộc phỏng vấn của CNN rằng, tiếp tục hội đàm là “nằm trong lợi ích của Nga”.

Còn Hàn Quốc một lần nữa trong hôm qua nói rằng, đây không phải là lúc hội đàm.

Các Ngoại trưởng Mỹ, Nhật, Hàn Quốc sẽ gặp nhau tại Washington vào thứ hai tới để thảo luận về Triều Tiên. Trung Quốc không tham gia.

Bộ Ngoại giao Hàn Quốc nói rằng, cuộc họp sẽ tập trung vào vụ nã pháo vào đảo Yeonpyeong cũng như các tiến bộ hạt nhân của Bình Nhưỡng.

  • Thái An (Theo AP, Reuters)/VietNamNet

Mỹ tung “siêu vũ khí” vào cuộc chiến Afghanistan

Bình luận về bài viết này

Quân đội Mỹ vừa trang bị cho các binh sĩ nước này ở Afghanistan một loại “súng thông minh”, sử dụng đạn điều khiển bằng sóng radio, với hy vọng sẽ tiêu diệt tận gốc phiến quân Taliban tại quốc gia Nam Á.

Súng trường “thông minh” XM-25 đã được trang bị cho binh sĩ Mỹ ở Afghanistan từ cuối tháng 11 vừa qua. Ảnh: Daily Mail.

Đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ triển khai “siêu vũ khí” có tên gọi XM-25 vào cuộc chiến chống lực lượng nổi dậy Taliban ở Afghanistan.

Theo hãng thông tấn BBC, súng trường XM-25 sử dụng hệ thống dẫn đường bằng tia laser và các viên đạn 25mm “thông minh” với sức công phá cao và có thể được lập trình để phát nổ phía trên mục tiêu.

Douglas Tamilio – giám đốc dự án phát triển các loại vũ khí mới của quân đội Mỹ tiết lộ thêm về cấu trúc hoạt động của XM-25 như sau: Bộ ngắm của súng trường sử dụng một thiết bị tê-lê-mét bằng tia laser để xác định khoảng cách chính xác tới chướng ngại vật. Sau đó, binh sĩ có thể đặt tăng hoặc giảm đến 3 mét từ khoảng cách đó để giúp các viên đạn “dọn sạch” rào cản và phát nổ ở trên hoặc bên cạnh mục tiêu đang ẩn nấp ở bất kỳ đâu, dù trong chiến hào hay phía sau các bức tường.

Mỗi viên đạn “thông minh” có chứa một con chip nhận tín hiệu radio từ bộ ngắm của súng để bay chính xác đến đích. Súng XM-25 có tầm bắn xa nhất tới gần 701 mét.

Sơ đồ minh họa hoạt động của XM-25. Ảnh US Army.

“Bạn có thể bắn một quả tên lửa Javelin với giá hơn 67.000 USD. Nhưng những viên đạn này rốt cuộc chỉ tiêu tốn 24 USD/viên. Chúng tương đối rẻ”, ông Tamilio nói. Báo Daily Mail dẫn lời vị chuyên gia quân sự này nhận định, đây là một bước nhảy vọt đối với quân đội Mỹ vì súng trường XM-25 là loại vũ khí nhỏ đầu tiên được ứng dụng công nghệ tối tân, “thông minh” như trên.

Trung tá Christopher Lehner, quan chức giám sát dự án triển khai XM-25 cũng mô tả loại súng trường mới này là “vật thay đổi cuộc chơi”. Ông Lehner tuyên bố trên kênh Fox News: “Với hệ thống vũ khí này, chúng tôi có thể tước bỏ vĩnh viễn mọi lớp ngụy trang của mục tiêu. Chúng sẽ phải viết lại các chiến lược. Điều duy nhất chúng ta có thể thấy là kẻ thù chỉ còn cách bỏ chạy”.

Ông Lehner cho rằng, kẻ thù của quân đội Mỹ “sẽ phải học cách ngụy trang mới trong hàng trăm năm nếu không muốn nói là hàng ngàn năm nữa”. Ông bày tỏ hy vọng, nhà chức trách sẽ mua 12.500 khẩu súng trường XM25 trong năm nay để đủ trang bị cho mọi thành viên của bộ binh và các lực lượng đặc nhiệm thuộc quân đội Mỹ.

Nguồn: Thanh Bình/VietNamNet

Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu tập trận

Bình luận về bài viết này

Tàu chiến Mỹ-Hàn tham gia tập trận

Nam Hàn và Hoa Kỳ bắt đầu cuộc tập trận chung kéo dài bốn ngày ở ngoài khơi phía tây, bất chấp phản đối từ Bắc Hàn.

Mỹ nói việc tập trận phòng thủ này là nhằm cảnh báo Bắc Hàn về ý định tiếp tục tấn công miền Nam.

Tuần trước, cuộc nã đạn pháo từ miền Bắc vào một hòn đảo của Nam Hàn đã khiến hai lính thủy và hai thường dân thiệt mạng.

Bắc Triều Tiên tuyên bố cuộc tập trận là hành động khiêu khích.

Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại trước hoạt động quân sự của hải quân nước ngoài ngay sát vùng biển của mình, và cảnh báo người Mỹ không nên tiến gần quá.

Phóng viên BBC Chris Hogg, có mặt tại thủ đô Seoul của Nam Hàn, dẫn các nguồn tin quân sự nói thực ra kế hoạch tập trận đã được lên trước khi có việc bắn pháp vào đảo Yeonpyeong. Thế nhưng quy mô hỏa lực nay được tăng lên.

Hàng không mẫu hạm USS George Washington và bốn tàu chiến khác của Hoa Kỳ tham gia tập trận cùng các tàu tuần dương, chiến hạm và phi đội chống tàu ngầm của Hàn Quốc.

Cuộc tập trận diễn ra cách giới tuyến biển giữa hai miền Triều Tiên có 125km, cách bờ biển 40km.

Tàu sân bay của Mỹ sẽ đậu ở phía nam, trong hải phận quốc tế, nhưng về nguyên tắc một số thành phố của Trung Quốc vẫn nằm trong tầm bắn của tàu này.

Một thông cáo của hãng thông tấn nhà nước Bắc Triều Tiên nói: “Nếu Mỹ chuyển hàng không mẫu hạm tới Hoàng Hải thì không ai có thể lường trước được hậu quả”.

Tang lễ

Hôm thứ Bảy, Bắc Hàn cáo buộc Nam Hàn sử dụng dân thường trên đảo Yeonpyeong làm lá chắn.

Báo chí nhà nước Bắc Hàn nói Nam Hàn dùng cái chết của hai dân thường làm công cụ tuyên truyền nhằm “gây cảm tưởng rằng người dân phải chịu pháo bắn vô tội vạ từ miền Bắc”.

Bình Nhưỡng nói Nam Hàn đã khiêu khích bằng hoạt động tập trận vào thời điểm đó ở ngay gần đảo Yeonpyeong và miền Bắc đã gọi điện cảnh báo về việc bắn pháo vào buổi sáng thế nhưng miền Nam vẫn tiếp tục “hoạt động khiêu khích”.

Hàn Quốc nói hai người đàn ông ở lứa tuổi 60 trên đảo đã trúng đạn pháo và tử nạn.

Tang lễ cho hai lính thủy quân lục chiến thiệt mạng, Seo Jeong-woo và Moon Kwang-wook, được cử hành hôm thứ Bảy tại một bệnh viện quân y ở Seongnam, gần Seoul, và được truyền hình trên toàn quốc.

Hàng trăm quan chức chính phủ và quân đội, chính trị gia, lãnh đạo tôn giáo và nhà hoạt động xã hội đã có mặt trong lễ tang. Trong số đó có Thủ tướng Kim Hwang-sik.

Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/11/101128_us_korea_exercise.shtml

Đo sức mạnh trên biển châu Á – Thái Bình Dương

Bình luận về bài viết này

Tác giả: James Holmes và Toshi Yoshihara

Những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang cố gắng gửi tới những khán giả trong và ngoài nước một thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á. Điều đó ngụ ý rằng Mỹ và những đồng minh của nó có thể đánh bại phần còn lại của thế giới một cách dễ dàng.

Trong phần đầu tiên của một loạt bài viết về lực lượng hải quân của khu vực, The Diplomat muốn tìm hiểu xem sức mạnh hải quân, bao gồm sức mạnh hải quân của Mỹ và Trung Quốc được đo lường như thế nào.

Hoàn toàn là một suy nghĩ nghiêm túc khi cho rằng ngay cả những phân tích đánh giá tràn ngập về vấn đề hải quân vẫn chưa hề thống nhất về việc làm thế nào để xác định chính xác quốc gia nào có hạm đội mạnh nhất.

Viết trên tờ Washington Post tháng trước, Robert Kaplan đã tuyên bố rằng trong thời gian qua Trung Quốc đã thiết lập được “một lực lượng hải quân lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ”.

Ngược lại, những nhà bình luận có uy tín khác lại cho rằng Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa (PLAN) trên thực tế đang tự hào có đội tàu lớn nhất thế giới. Ví dụ, vào tháng Tám, tờ The Economist đăng tải một câu chuyện có tựa đề “Dõi theo hải quân”, lưu ý rằng Viện Nghiên cứu Chiến lược quốc tế có trụ sở đặt tại Luân Đôn cho biết Trung Quốc hiện nay đã có lượng tàu chiến nhiều hơn Mỹ. Và để đảm bảo độ tin cậy, đi kèm với câu chuyện này là một biểu đồ cho thấy Hải quân Trung Quốc đã chiếm mất vị trí của Hải quân Mỹ trong hệ thống “những lực lượng chiến đấu lớn”.

Liệu có chắc rằng những quan chức quốc phòng có một công thức đáng tin cậy để so sánh những lực lượng hải quân? Không hẳn là như vậy.

Phát biểu trước Liên đoàn Hải quân vào tháng 5, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Mỹ Robert Gates đã đặt ra câu hỏi về nhu cầu giữ mức đầu tư vào một hạm đội khổng lồ và đọc một mạch những số liệu thống kê cho thấy sức mạnh và tầm cỡ vượt trội của Hải quân Mỹ.

Ví dụ, ông lưu ý rằng Hải quân Mỹ “đã đưa vào hoạt động 11 tàu sân bay lớn … Về kích thước và sức mạnh nổi bật, không có một quốc gia nào khác có nổi một con tàu tương tự”. Hải quân Mỹ có 57 con tàu dùng năng lượng nguyên tử làm sức đẩy và tàu ngầm có tên lửa hành trình, mà một lần nữa, nhiều hơn so với phần còn lại của thế giới cộng lại”.  Và “trọng lượng rẽ nước của các hạm đội chiến của Mỹ – một đại diện cho năng lực của toàn hạm đội, theo ước tính gần đây, đã vượt quá ít nhất 13 lực lượng hải quân kết hợp lại”.

Theo Đô đốc Hải Quân Mỹ Gary Roughead, người đã phát biểu tại Canberra gần đây rằng, sẽ mất nhiều năm để Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa làm chủ các chiến thuật và thủ tục xử lý những nhiệm vụ của tàu sân bay trên biển, ngay cả sau khi một tàu sân bay Trung Quốc cuối cùng cũng được hạ thủy. Nếu hoạt động cùa tàu sân bay đại diện cho tiêu chuẩn vàng của sức mạnh hải quân, thế mạnh về hải quân vẫn còn là một chặng đường dài đối với Bắc Kinh.

Những quan chức quốc phòng hàng đầu của Mỹ rõ ràng đang cố gắng gửi tới những khán giả trong và ngoài nước một thông điệp rằng: ưu thế áp đảo về vật chất của Mỹ, cùng với công nghệ lạc hậu của Trung Quốc, sẽ gìn giữ hòa bình tại vùng biển châu Á. Điều đó ngụ ý rằng Mỹ và những đồng minh của nó có thể đánh bại phần còn lại của thế giới một cách dễ dàng.

Nhưng giả định sai lầm có thể dẫn tới những chiến lược sai lầm.

Vì vậy, chúng ta nên đánh giá sức mạnh hải quân như thế nào? Số lượng những vấn đề có nền tảng rõ ràng, và đo lường được sức mạnh của một hạm đội sẽ vượt quá một số lượng lớn các tính toán. Theo như tính toán của chúng tôi (lấy từ GlobalSecurity.org), Hải quân Trung Quốc tự hào có 1.045 tàu thuyền các loại – nhiều hơn gấp đôi số lượng tàu hiện có của Mỹ. Theo Đăng bạ Tàu chiến Hải quân, Hải quân Mỹ hiện đang có 287 tàu, trong đó 257 chiếc đã được trang bị vũ khí đầy đủ và sẵn sàng phục vụ. Ngoài ra còn có 163 tàu chiến dân sự của Ban chỉ huy vận tải hải quân (51 trong số đó được đặt trong tình trạng giảm hoạt đông) và tổng số là 450 tàu biển nằm dưới sự sắp xếp của những nhà hoạch định chính sách Mỹ.

Nhưng bằng cách sử dụng những con số đó để đánh giá Hải quân Trung Quốc mạnh gấp hai lần Hải quân Hoa Kỳ rõ ràng là vô lý. Và quả thực, con số tàu chiến Trung Quốc 1000 + bao gồm cả những tàu giám sát, tàu khảo sát đại dương và tàu kéo (không đề cập tới những sà lan cũ kĩ cọt kẹt mà có thể đóng góp một phần nhỏ bé trong một cuộc giao chiến giữa các hạm đội).

Vì vậy, việc Bộ trưởng Gates sử dụng trọng tải như là một chỉ dấu đáng tin cậy về khả năng tổng thể của sức mạnh hải quân thì sao? Vâng, nếu điều đó chính xác, công ty vận chuyển Maersk Line của Đan Mạch sẽ tự hào về một hạm đội hùng vĩ hơn rất nhiều so với Hải quân Mỹ. Emma Maersk, các tàu chở hàng lớn nhất trong một hạm đội 500 tàu, với lượng rẽ nước là 156.907 tấn – vượt quá một nửa so với lượng rẽ nước của tàu sân bay USS Ronald Reagan chạy bằng năng lượng hạt nhân, mà chỉ xuất hiện với trọng tải nhỏ bé là 98.235 tấn. Thật vậy, một số tàu chuyên chở cỡ lớn thô sơ có lượng rẽ nước đáng kể là 550,000 tấn. Tuy nhiên, rõ ràng là, không một ai có một sự nhầm lẫn đến vậy về tàu chiến.

Lượng rẽ nước là một thước đo thô sơ được gán vào giữa những cuộc tham chiến. Các đội tàu Armanda Tây Ban Nha đến nay vượt trội hơn so với Hải quân Anh và hơn nữa, những người lính mẫn cán của Medina-Sidonia nhận ra mình có tầm bắn xa hơn, có hỏa lực tốt hơn và giỏi chiến thuật hơn khi họ cố gắng đánh chiếm một quần đảo Anh năm 1588.

Sử gia Peter Padfield ước tính rằng hạm đội của Howard và Drake đã chiếm được lợi thế hai chọi một có tính quyết định trong cuộc đấu súng kéo dài với hạm đội Armada. Mặc dù nhỏ hơn so với đối thủ, những người lính Anh đã tự hào đã tự hào về một tỉ lệ cao hơn nhiều về hỏa lực. Trong một trận chiến mô phỏng giữa thiết giáp hạm lớp Iowa (nay đã bị thải hồi), lực lượng chiến đấu chủ lực trên biển thời gian đó và tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke ngày nay được trang bị tên lửa dẫn đường đã đánh cược vào Burke mọi thời điểm. Tên lửa chống tàu tầm xa sẽ nhanh chóng chiến thắng hỏa lực khổng lồ của Iowa trừ phi tàu chiến có thể tìm cách giao chiến trong tầm bắn. Lượng rẽ nước: 58000 tấn đối với tàu chiến Dreadnaught, 9494 tấn cho thiết giáp hạm DDG-51 mới nhất.

Không một tàu chiến nào trong số này bị bỏ phí ở Bắc Kinh. Trên thực tế, các chỉ huy của Trung Quốc dựa vào việc sử dụng những chiếc tàu nhỏ, nhanh nhẹn, tấn công nhanh và hiệu quả để đối phó với những nỗ lực của kẻ thù nhằm áp đặt kiểm soát biển dọc theo bờ biển đại lục. Những chiến hạm tàng hình Houbei loại 022 có lượng rẽ nước 220 tấn được thiết kế đặc biệt để sử dụng chiến thuật tấn công và bỏ chạy để chống lại những tàu chiến lớn hơn. Được trang bị những tên lửa hành trình chống tàu tầm xa, chúng cạnh tranh khá tốt với những đối thủ nặng kí hơn. Lực lượng hải quân Mỹ hoạt động gần bờ biển Trung Quốc đã coi nhẹ sự nguy hiểm của những chiếc tàu như Houbei.

Tuy nhiên, sau đó, vấn đề kích thước không phải là tất cả mọi thứ. Nhân lực là một số liệu thống kê liên quan khác mà cũng có thể gây ra hiểu lầm khi bị tách biệt. Nhân lực hiện đang hoạt động của Hải quân Mỹ có 329.000 nam giới và phụ nữ, Thủy quân Lục chiến Mỹ có 202.000 người. Số lượng này gần gấp đôi sức mạnh tổng số đối với lực lượng hải quân của Trung Quốc. Một hạm đội lớn hơn đòi hỏi một số lượng thủy thủ nhiều hơn và . Hải quân có một sức mạnh của riêng họ. Nhưng một lần nữa, điều đó phụ thuộc nhiều vào hoàn cảnh tác chiến. Trừ phi một cuộc chạm trán hạm đội liên quan đến những cuộc hành quân trên bộ, ví dụ như khi Hải quân tham gia vào một cuộc đổ bộ, nó đem lại rất ít kết quả. (Những phi công Hải quân đổ bộ vào tàu sân bay lại là một vấn đề khác).

Vì vậy, hầu hết chúng ta có thể nói về việc trọng tải và nhân lực như là những thước đo: nếu hai hạm đội đều được xây dựng cho các mục đích và nhiệm vụ tương tự, và một hạm đội có lượng rẽ nước lớn hơn cái còn lại, sau đó các đội tàu của nó lại có trọng tải lớn hơn thì có lẽ hạm đội đó mạnh hơn. Những con tàu lớn hơn thường mang theo nhiều vũ khí, nhiên liệu và bảo vệ nhiều hơn, những điều mà sẽ biến thành khả năng chiến đấu lâu hơn trên một khoảng cách lớn hơn và chịu được nhiều hư hại hơn. Đó có thể là những gì mà Bộ trưởng Gates đã truyền đạt. Nhưng điều này không phải là một quy tắc bọc thép, ví dụ về chiến hạm Armada đã cho thầy điều đó. Đóng tàu và những triết lí về việc phát triển vũ khí tạo ra một sự khác biệt rất lớn.

Nhưng tất cả những suy đoán này về sức mạnh chiến đấu của hải quân có thể dư thừa phụ thuộc vào một yếu tố quan trọng khác – địa điểm mà một cuộc chiến diễn ra. Một lực lượng hải quân không nhất thiết phải phù hợp với những điều khác trên giấy tờ. Nếu có thì nó sẽ là một cuộc chiến toàn bộ lực lượng hải quân khác (đặc biệt là ở một nơi mà nó không thể làm gia tăng sức mạnh của nó với các căn cứ không quân, hải quân trên đất liền và hệ thống tên lửa). Vì vậy, để chiến thắng, một hạm đội chỉ cần mạnh hơn tại một điểm cụ thể trên bản đồ.

Nếu điểm đó nằm trong lãnh hải của nước nhà, sẽ tốt hơn nhiều khi ở vị trí phòng thủ. Trong những năm 1890, nhà lí luận về sức mạnh biển Alfred Thayer Mahan khẩn nài Mỹ xây dựng một lực lượng hải quân đủ mạnh để thống trị vùng biển Caribbean và vịnh Mexico và để đánh bại hạm đội thù địch lớn nhất (có thể là của Anh hoặc Đức) mà có vẻ như đang gây ra mối nguy hại trong lãnh hãi nước Mỹ. Mahan đã tuyên bố: nếu Mỹ muốn bảo vệ những hải lộ nối những cảng biển của Bờ Đông nước Mỹ với vùng Viễn Đông, nó cần một lực lượng hải quân có khả năng “đương đầu sức mạnh lớn nhất có thể được đưa ra để chống lại nó với những cơ hội thành công hợp lý” trong vùng biển Caribbean hoặc vùng Vịnh. Để “tối đa sức mạnh của hành động tấn công”, mà là “kết thúc tuyệt vời của một đội tàu chiến”, ông nói Mỹ cần một lực lượng hợp lý “những tàu chiến chủ chốt” có khả năng “chịu đựng và tung ra những cú đánh nốc ao” trong một cuộc chiến trực diện.

Mahan, sau đó, đã không quan tâm về việc xây dựng một quy mô lớn hơn toàn bộ Hạm đội Hải quân Hoàng gia Anh hay Hạm đội biển của Đức. Như một hạm đội trong khu vực, Hải quân Mỹ chỉ cần đủ thiết giáp hạm để giành chiến thắng trong trận chiến có nhiều khả năng sẽ diễn ra ở hải lộ dẫn tới các kênh đào Trung Mỹ mà lúc đó đang được xây dựng. Điều này tương tự với mạch logic đã dẫn dắt chiến thuật của Hải quân Trung Quốc ngày nay. Hải quân giải phóng nhân dân Trung Hoa chỉ cần đủ mạnh để thắng được đội ngũ hải quân lớn nhất có khả năng thách thức nó trong vùng biển mà Bắc Kinh cho là quan trọng, đáng chú ý nhất là vùng biển Hoàng Hà, Đông Trung Quốc và vùng biển Nam Trung Quốc. Trung Quốc không cần giành chiến thắng, hoặc thậm chí không cần tham gia vào một cuộc chay đua vũ trang từng con tàu một với Mỹ và đồng minh của Mỹ như Nhật Bản để đạt được mục tiêu của mình.

Miễn là Hải quân Trung Quốc tự bằng lòng với việc chiến đấu trong phạm vi của máy bay có căn cứ ở bờ biển, những cuộc chiến đấu ít trực diện hoặc chiến đấu ngầm và tên lửa chống tàu, mà vũ khí phải là yếu tố tạo thành sức mạnh tổng thể của hạm đội. Như Gates chỉ ra, tất cả các lực lượng tàu ngầm hạt nhân của Mỹ có thể chiến đấu ở những khoảng cách lớn. Nhưng Hải quân Trung Quốc đã tích lũy được một hạm đội ngầm lớn hơn để ẩn nấp trong vùng biển gần đó, những khu vực mà sẽ được tính đến trong bất kỳ xung đột Trung-Mỹ nào trong tương lai. Tất cả những tàu sân bay và tàu khu trục mang tên lửa trên thế giới cũng không có ý nghĩa gì nhiều nếu Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ không dám mạo hiểm trong phạm vi của của tên lửa đạn đạo chống tàu Trung Quốc và bởi thế, không thể mang hỏa lực tấn công của nó ra để chống đỡ.

Vì vậy, quốc gia nào có lực lượng hải quân hùng mạnh nhất? Câu trả lời có lẽ không thỏa mãn khi cho rằng đó thực sự phụ thuộc vào nhiều vấn đề. Điều này ít liên quan tới chuyện Mỹ hay Trung Quốc đang là chủ nhân của hạm đội lớn nhất trên giấy tờ mà phần nhiều là việc quốc gia nào có thể tập trung một sức mạnh chiến đấu vượt trội trong vùng biển quan trọng với sự kết hợp của lực lượng đồng minh.

Bằng cách phân tích biểu đồ tóm tắt những cuộc chiến đấu lớn của cả hai bên, các nghiên cứu IISS có thể tiến gần nhất tới một đánh giá chính xác bởi vì nó ít nhất đã cố gắng đánh giá tiềm năng chiến đấu, tính toán các tàu được đặt ở ví trí tốt nhất để xác định kết quả giao chiến của một hạm đội. Mặc dù vậy, không có bất kì một thay thế nào cho tập hợp tất cả dữ liệu liên quan về thành phần hạm đội, có tính đến bối cảnh chính trị, chiến lược và địa lý đặc thù của vùng biển châu Á. Mỗi lực lượng hải quân đều có những lợi thế đáng kể, nhưng không một bên nào giữ một lợi thế quyết định rõ ràng.

Kaplan, tờ Economist, Gates và Roughead đã bắt đầu một cuộc tranh luận mà đã đem đến một bài học giá trị về việc đánh giá sức mạnh trên biển của Trung Quốc cũng như sức mạnh trên biển của các quốc gia khác. Các nhà phân tích phải quan tâm không chỉ tới việc dựa vào (hoặc lựa chọn điển hình) các chỉ dấu đó, hay là việc thổi phồng hoặc đánh giá thấp tiến độ hiện đại hóa của hải quân Trung Quốc. Sự phức tạp và tính năng động của Hải quân Trung Quốc thách thức những miêu tả đơn giản hoặc những tiên lượng dễ dàng. Những nhà quan sát Hải quân Trung Quốc và những nhà chính khách tư vấn xung quanh khu vực châu Á và phần còn lại của thế giới phải nỗ lực cho một sự hiểu biết sắc thái, đa chiều, có tính chất địa lý về sức mạnh hải quân, vì e ngại rằng họ đang dựa trên những cơ sở chiến lược của những giả định sai lầm.

Hà Nguyễn dịch từ The Diplomat

Về tác giả:James Holmes và Toshi Yoshihara là phó giáo sư về chiến lược tại Trường Đại học Chiến tranh Hải quân và là đồng tác giả của “Ngôi sao đỏ trên Thái Bình Dương: Sự phát triển của Trung Quốc và Thách thức đối với Chiến lược hàng hải của Mỹ”. Quan điểm được bộc lộ không nhất thiết thể hiện quan điểm của Trường Đại học Chiến tranh Hải quân hay Chính phủ Mỹ.

Nguồn: VietNamNet – http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2010-11-22-do-suc-manh-tren-bien-chau-a-thai-binh-duong

Older Entries