Tìm thấy một hành tinh rất giống Trái Ðất

Bình luận về bài viết này

WASHINGTON (AP) – NASA hôm Thứ Hai loan báo khám phá một hành tinh ngoài Thái Dương Hệ với những điều kiện rất giống như Trái Ðất, nghĩa là có thể có sự sống hay sinh vật nào đó giống như con người.

 

Biểu đồ so sánh hệ hành tinh Kepler 22b với Thái Dương Hệ, màu xanh lá là vùng nhiệt độ có thể phù hợp cho sự sống. (Hình: AP/NASA/Ames/JPL-Caltech)

Phi thuyền thám hiểm Kepler mang theo một viễn kính được phóng đi từ năm 2009 đã tìm thấy 2,236 hành tinh trong đó một số tương tự như Trái Ðất, nhưng đây là lần đầu tiên một hành tinh được xác định là có điều kiện vật lý gần như Trái Ðất hơn hết.

Hành tinh mang tên Kepler 22b có nhiệt độ trên bề mặt là 72 độ F. Hầu hết các hành tinh đã biết cho đến nay đều quá nóng hay quá lạnh khiến cho nếu có nước thì cũng hoặc là sôi và bốc hơi hoặc là đông đặc thành băng.

Kepler 22b quay xung quanh một ngôi sao tương đương với Mặt Trời ở xa bằng khoảng cách từ Trái Ðất đến Mặt Trời, một vòng hết 290 ngày nghĩa là gần như một năm của chúng ta. Tuy vậy một yếu tố không mấy lạc quan là Kepler 22b quá lớn, gấp 2.4 lần Trái Ðất và như thế có lẽ giống như Hải Vương Tinh (Neptune) chỉ có một nhân bằng đá còn hầu hết bề mặt bao phủ bởi đại dương và các chất hơi.

Phi thuyền Kepler không có khả năng phát hiện ra sự sống, chỉ có thể thu nhận những dữ kiện vật lý của hành tinh. Hành tinh Kepler 22b đã được phi thuyền quan sát 3 lần, lần gần nhất cách nay một năm nhưng các khoa học gia phải mất nhiều tháng để nghiên cứu kiểm tra các dữ kiện trước khi công bố kết quả.

Trong thực tế khám phá này chỉ có giá trị khoa học, không giúp gì thêm cho sự tò mò mong đợi của người bình thường về đời sống hay sinh vật ngoài Trái Ðất. Hành tinh Kepler 22b cách xa Trái Ðất tới 600 năm ánh sáng nghĩa là 600 x 5,900 tỷ dặm, với vận tốc của các phi thuyền vũ trụ hiện nay, để đi tới đó phải mất 22 triệu năm!

(HC)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=141214&z=269

Thuyết Big Bang và các thuyết khác

Bình luận về bài viết này

Vietsciences-Trịnh Xuân Thuận, Jacques Vauthier phỏng vấn

Phạm Văn Thiều chuyển ngữ

Khi nhìn lên vòm trời đầy sao vào ban đêm, người ta có cảm giác tất cả đều bất động và không thay đổi. Nhưng nhờ thiên văn học hiện đại, ta biết rằng cảm giác đó là hoàn toàn sai lầm.

Trên bầu trời tất cả đều chuyển động và không có cái gì là cố định cả. Thiên văn học đã khám phá ra bí mật chuyển động của các ngôi sao bằng cách dùng một hiện tượng gọi là hiệu ứng Doppler: Khi một vật sáng chuyển động, ánh sáng do nó phát ra sẽ thay đổi màu sắc; nếu nó chuyển động ra xa chúng ta thì màu ánh sáng của nó sẽ dịch chuyển về phía đỏ, còn nếu nó tiến lại gần chúng ta, thì màu ánh sáng của nó sẽ dịch về phía màu xanh. Chuyển động làm biến dạng âm thanh cũng diễn ra theo cách tương tự. Cũng có thể bạn đã từng nhận thấy điều đó khi quan sát một xe lửa đi qua sân ga. Khi con tài chạy vào sân ga, tiếng còi của nó nghe gắt hơn là khi nó lao ra khỏi sân ga. Do vậy, bằng cách đo sự thay đổi về màu sắc ánh sáng của một thiên thể mà nhà thiên văn có thể đo được vận tốc chuyển động tới gần hay ra xa của thiên thể đó.

Ông chắc cũng biết chính Trái Đất của chúng ta cũng tham gia vào vũ điệu cuồng loạn của Vũ trụ chứ? Vào chính thời điểm mà chúng ta ngồi nói chuyện với nhau đây, Trái đất đưa chúng ta chuyển động ngang qua không gian trên hành trình quay hàng năm xung quanh Mặt trời của nó với vận tốc 30km/s. Đến lượt mình, Mặt trời lại kéo Trái Đất cùng quay theo một vòng tròn xung quanh Ngân Hà với vận tốc 230km/s và chính Ngân Hà cũng lại quay xung quanh thiên hà Andromede – thiên hà sinh đôi với nó – với vận tốc 90km/s. Và vẫn chưa hết. Cụm thiên hà địa phương (tức là một tập hợp gồm một chục thiên hà trong đó có thiên hà Andromede và Ngân Hà của chúng ta) lại quay với vận tốc 600km/s quanh đám thiên hà Vierge (tức một tập hợp gồm hàng ngàn thiên hà) và siêu đám thiên hà Hydre và Centaure (tức một cụm các đám thiên hà). Và vũ điệu ấy cứ tiếp diễn mãi…

Rồi chính bản thân đám thiên hà Vierge và siêu đám thiên hà Hydre và Centaure lại quay quanh một tập hợp lớn hơn nữa các thiên hà mà do thiếu thông tin các nhà thiên văn gọi tập hợp đó là “Nhân Hút lớn”

Nhưng nếu như vậy thì một ngày nào đó sao Bắc Đẩu không còn chỉ cho chúng ta phương Bắc nữa?

Chắc chắn sẽ là như thế bởi vì sao Bắc Đẩu cũng như Mặt Trời của chúng ta và tất cả các ngôi sao khác trong đĩa của dải Ngân Hà đều quay quanh tâm của nó với vận tốc 230km/s. Nhưng ông đừng có lo, bởi vì phải mất hàng triệu năm nữa sao Bắc Đẩu mới chệch ra khỏi trục quay của Trái Đất.

Khi nói về thời gian Vũ trụ, người ta tính bằng hàng triệu năm, thậm chí hàng tỷ năm. Mặc dù chuyển động của các thiên thể rất cuồng nhiệt, nhưng bầu trời đối với chúng ta dường như vẫn bất động không thay đổi, bởi vì sự dịch chuyển của các thiên thể là rất nhỏ nên có khi cả đời người thậm chí hàng trăm năm cũng chưa cảm nhận thấy. Sự phát hiện ra chuyển động ấy là một trong những điểm mới vĩ đại về thiên văn học của thế kỷ này.

Thế mà tính bất động và không thay đổi của bầu trời theo Aristote đã từng bị đả phá. Tuy nhiên, vào những năm 1950 – 1960 người ta đã nói nhiều về Trạng thái dừng là mô hình của Vũ trụ không thay đổi và vĩnh cửu.

Thậm chí mô hình này đã gặt hái được không ít thành công. Nhưng để hiểu tốt hơn mô hình này, trước hết ta hãy nói về Big Bang, lý thuyết mà trên thực tế đã được mọi người ngày hôm nay chấp nhận và đã làm phát sinh một cuộc cách mạng khác: Vũ trụ có một lịch sử, nó có quá khứ, hiện tại và tương lai.

Giai đoạn mới này của Vũ trụ học đã được bắt đầu bằng một phát minh có tính chất rất cơ bản của Hubble vào năm 1929: Vũ trụ đang giãn nở! Khi quan sát bầu trời nhờ kính thiên văn đường kính 2,5m đặt trên núi Wilson, Hubble nhận thấy rằng đa số các thiên hà đều chạy ra xa dải Ngân Hà của chúng ta cứ như ở đó đang có nạn dịch hạch vậy và sự chạy trốn đó không phải diễn ra một cách tùy tiện: các thiên hà ở càng xa thì chạy trốn càng nhanh. Vấn đề còn là đánh giá tốc độ của chúng bằng cách đo sự dịch về phía đỏ của ánh sáng do chúng phát ra theo hiệu ứng Doppler mà tôi vừa mới nói ở trên.

Nhưng cũng còn cần phải đo cả khoảng cách tới các thiên hà nữa và để làm điều đó Hubble đã dùng các ngôi sao đặc biệt có tên là sao Cepheus. Trong các thiên hà, những ngôi sao này đóng vai trò là các ngọn hải đăng Vũ trụ: nhà thiên văn xác định khoảng cách tới các thiên hà dựa vào độ ánh sáng của các sao Cepheus có trong đó. Sau khi đã đo được vận tốc chạy trốn và khoảng cách của các thiên hà, Hubble đã phát minh ra định luật nổi tiếng sau này mang tên ông: khoảng cách tới các thiên hà tỷ lệ thuận với tốc độ của chúng. Vì thời gian cần thiết để một thiên hà từ điểm xuất phát tới vị trí hiện nay của nó nhận được bằng cách chia khoảng cách cho vận tốc của nó, nên tính tỷ lệ thuận này nói lên rằng hệ số tỷ lệ là như nhau đối với mọi thiên hà, nghĩa là các thiên hà đều mất một khoảng thời gian như nhau để tới được vị trí hiện thời của chúng.

Bây giờ hãy giả thử ta đang xem cuốn phim về lịch sử Vũ trụ nhưng quay theo chiều ngược lại cho tới tận hình ảnh đầu tiên, khi đó ta sẽ thấy rằng các thiên hà chạy lại gặp nhau ở cùng một thời điểm và tại cùng một điểm. Từ đó nảy ra ý tưởng về vụ nổ nguyên thủy, tức là vụ nổ lớn nổi tiếng (Big Bang), vụ nổ đã dẫn tới sự giãn nở của Vũ trụ. Và một khi Vũ trụ đã có điểm bắt đầu thì nó không còn là vĩnh cửu nữa.

Nhưng hãy lưu ý rằng việc phát hiện ra các thiên hà chạy ra xa dải Ngân Hà của chúng ta không hề có nghĩa chúng ta ở trung tâm của Vũ trụ. Thực tế, các thiên hà chạy ra xa nhau và Vũ trụ thực sự không có một tâm nào cả.

Nhưng nếu vậy thì tại sao lý thuyết Big Bang lại không được mọi người chấp nhận ngay từ năm 1929?

Vì nhiều nguyên nhân. Trước hết, nhà khoa học cũng như đa số mọi người, đều không thích thay đổi những thói quen của mình. Hơn nữa, chấp nhận một lý thuyết nói về sự sáng thế, về điểm khởi đầu sẽ đặt ra vấn đề về Đấng sáng tạo tối thượng và đó là điều hết sức phiền phức.

Mặt khác, khi Hubble xác định được tuổi của Vũ trụ bằng cách chia khoảng cách tới các thiên hà cho vận tốc của chúng, ông nhận được con số chỉ là 2 tỷ năm. Một Vũ trụ quá trẻ như vậy đặt ra một vấn đề cần phải xem xét, bởi vì ngay từ năm 1930, bằng cách đo các nguyên tố phóng xạ trong vỏ Trái Đất các nhà địa chất đã biết rằng Trái Đất có tuổi cỡ 4,6 tỷ năm. Vậy thì làm sao có thể xảy ra chuyện Vũ trụ vốn có trước vạn vật lại trẻ hơn Trái Đất được? Thực tế những tính toán của Hubble thiếu chính xác do ông còn ít hiểu biết về tính chất của các sao xêpheit. Do vậy những khoảng cách mà ông xác định được nhỏ hơn so với thực tế và từ đó mà xác định tuổi của Vũ trụ khoảng 15 tỷ năm và không còn chuyện Trái Đất lại già hơn Vũ trụ nữa.

Vì tất cả những lý do đó mà vào năm 1948, ba nhà vật lý thiên văn người Anh là Fred Hoyle, Thomas Gold và Hermann Bondi đã đưa ra lý thuyết Trạng thái dừng, tức là lý thuyết về một Vũ trụ không thay đổi, một Vũ trụ như nhau tại mọi thời điểm. Vũ trụ này là vĩnh viễn. Nó không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Vào năm 1915, trong thuyết tương đối rộng của mình, Einstein đã thừa nhận rằng Vũ trụ là như nhau tại mọi điểm trong không gian (tức Vũ trụ là đồng nhất) và như nhau theo mọi hướng (tức Vũ trụ là đẳng hướng). Thế thì tại sao lại không thể thừa nhận Vũ trụ là như nhau tại mọi thời điểm.

Nhưng Hoyle, Gold và Bondi đã phải đối mặt với một vấn đề hắc búa: làm thế nào có thể dung hòa ý tưởng về một Vũ trụ bất biến theo thời gian với sự giãn nở của Vũ trụ đã được Hubble phát hiện? Nếu các thiên hà ngày càng chuyển động ra xa nhau, tức ngày càng có nhiều khoảng không gian trống rỗng được tạo ra giữa các thiên hà, thì Vũ trụ không thể mãi mãi là như nhau được. Để lấp những khoảng trống do sự giãn nở tạo ra, ba nhà thiên văn Anh đã đề xuất ý tưởng về sự liên tục tạo ra vật chất. Ông có thể bảo tôi rằng ý tưởng đó là sai bét, vì ông chưa bao giờ từng thấy vật chất đột nhiên được tạo ra ở bất cứ một góc phố nào. Nhưng tỷ lệ đòi hỏi sự tạo ra vật chất như vậy là cực kỳ nhỏ: chỉ cần mỗi năm thêm một nguyên tử hiđrô vào một thể tích bằng thể tích của một khu phố ở Paris là đã đủ bù lấp những khoảng trống tạo ra do sự giãn nở của Vũ trụ. Với một tỷ lệ như vậy thì những dụng cụ tinh xảo nhất hiện nay cũng không thể phát hiện ra được. Như vậy để tránh việc tạo ra những lượng vật chất lớn, ba nhà thiên văn đã phải viện đến một dãy vô hạn những sáng tạo nhỏ…

Cái gì đã khiến người ta nghi vấn và xem xét lại tất cả những lập luận đó?

LemaîtreĐây lại là một câu chuyện khác. Nó bắt đầu vào năm 1946 cùng với nhà vật lý thiên tài gốc Nga, di cư sang Mỹ có tên là George Gamow. Ông đánh giá rất cao lý thuyết Big Bang và ông tự nhủ mình nếu quả thật có sự giãn nở xuất phát từ cùng một điểm duy nhất, thì khi đảo ngược lại dòng chảy của các sự kiện, toàn bộ vật chất của Vũ trụ bị nén lại ở điểm xuất phát phải rất đặc và rất nóng. Theo lôgic thì cái bóng đèn này, hay theo cách gọi của mục sư Lemaître “cái nguyên tử nguyên thủy” này sẽ phải bức xạ và toàn bộ Vũ trụ đẳng hướng và đồng nhất theo các tiên đề của Einstein hiện vẫn còn tắm mình trong bức xạ đó.

Nhưng để tới được Ngân Hà của chúng ta – thiên hà bị sự giãn nở của Vũ trụ cuốn đi – bức xạ này cần phải tốn một công và do đó sẽ bị lạnh đi. Gamow thậm chí còn tính được nhiệt độ mà

Gamowbức xạ hóa thạch (còn gọi là bức xạ nền – ND) đó hiện phải có cỡ 5K (OK = -2730C).Kết quả tính của Gamow thật đáng nể vì nhiệt độ chính xác đo được rất lâu sau đó là 2,7K. Bài báo của Gamow được công bố năm 1948 nhưng rất tiếc nó nhanh chóng bị rơi vào quên lãng. Về mặt tâm lý, các nhà khoa học khi đó còn chưa sẵn sàng để chấp nhận lý thuyết Big Bang.

Vấn đề này lại đột ngột xuất hiện trở lại vào năm 1965 một cách hoàn toàn tình cờ. Hai nhà thiên văn vô tuyến Mỹ làm việc tại các phòng thí nghiệm của hãng điên thoại Bell là Arno Penzias và Robert Wilson, vào thời điểm mà không ai ngờ tới, đã phát hiện ra bức xạ nền của Vũ trụ. Bức xạ này tràn ngập khắp nơi trong Vũ trụ, nó đồng nhất và đẳng hướng đồng thời có nhiệt độ là 3K (tức -2700C) gần bằng con số tiên đoán của Gamow! Lý thuyết Big Bang lại được củng cố thêm còn Penzas và Wilson đã được trao giải thưởng Nobel về phát minh của mình.

Thật là kỳ khi nghĩ rằng người ta lại có thể nhận được giải Nobel một cách tình cờ. Nói một cách chính xác thì lúc đó họ đang nghiên cứu về vấn đề gì?

Lúc đó họ đang lắp đặt một kính thiên văn cực kỳ hiệu năng có nhiệm vụ nhận các tín hiệu từ vệ tinh Telstar – vệ tinh viễn thông đầu tiên. Nhưng họ bị một cái gì đó bất ngờ gây nhiễu động: dù quay dụng cụ về hướng nào họ cũng thu được một bức xạ bí ẩn dường như có mặt ở khắp nơi! Bức xạ này có thể là gì đây? Hoàn toàn mù tịt, họ bèn bỏ công sức để tìm hiểu. Vì phòng thí nghiệm của họ ở New Jersey, nên ban đầu họ nghĩ rằng nguyên nhân có thể là các đài phát thanh ở New York cách họ chừng vài trăm kilômét. Giả thuyết này đã nhanh chóng bị bác bỏ vì bức xạ đó không chỉ tới từ hướng New York.

Giả thuyết thứ hai còn khôi hài hơn: liệu thủ phạm ở đây có phải là hai con chim bồ câu đã chọn kính thiên văn làm tổ? Người ta đã đuổi hai con chim đi và quét tước sạch sẽ phân chim nhưng rồi lại…cực kỳ thất vọng, vì bức xạ đâu vẫn còn đấy.

Penzas và Wilson đã khảo sát cả ngàn lẻ một các khả năng khác nữa, nhưng vẫn vô ích. Họ đã bắt đầu cạn hết ý tưởng thì một chớp sáng chợt lóe lên khi Penzas nói chuyện điện thoại với một đồng nghiệp ở MIT. Ông bạn có kể về hội nghị do James Peebles – một giáo sư ở Princeton – tổ chức mà ông ta vừa tham dự. Cùng với một giáo sư ở Princeton là Robert Dicke, Peebles vừa mới phát hiện lại ý tưởng của Gamow: nếu Vũ trụ xuất phát từ một vụ nổ lớn (Big Bang), từ một trạng thái cực đặc và nóng thì ngày hôm nay phải có một bức xạ hóa thạch đồng nhất và đẳng hướng.

Vậy là Penzas và Wilson đã phát hiện ra đống tro tàn của ngọn lửa sáng thế mà không có chủ ý trước. Nhưng điều ngạc nhiên nhất trong câu chuyện này, đó là êkip ở Princeton chỉ ở cách phòng thí nghiệm của hãng Bell khoảng một trăm cây số cũng đã nghĩ tới bức xạ hóa thạch, mặc dù không hề biết tới bài báo của Gamow, và vào thời gian đó gần như đã lắp đặt xong một kính thiên văn vô tuyến để tìm kiếm bức xạ đó.

Đây là hiện tượng thường xảy ra trong khoa học và luôn luôn khiến cho tôi phải ngạc nhiên: các nhà nghiên cứu ở những nơi cách xa nhau trên hành tinh, làm việc độc lập với nhau mà lại phát minh ra cùng một thứ và gần như ở cùng một thời gian. Điều này rất giống với hiện tượng về tính “đồng bộ” mà Carl Gustav Jung (nhà phân tâm học nổi tiếng người Đức) đã nói tới. Nhưng thay vì phải viện tới các phương tiện giao tiếp bằng ngoại cảm, tôi thiên về ý nghĩ cho rằng tính đồng bộ này có được là do những ý tưởng được gieo từ rất lâu trước đó và đã đồng thời chín mùi.

Nhưng trước khi phát hiện ra bức xạ hóa thạch đã có ai đặt vấn đề xem xét lại mô hình Trạng thái dừng một cách nghiêm túc đâu? Những con tàu thăm dò Vũ trụ đầu tiên cũng không thể khẳng định được có hay không có sự sinh ra từ chân không các proton nổi tiếng – chỗ dựa của lý thuyết này – kia mà?

Lý thuyết Trạng thái dừng bắt đầu bị đưa ra xem xét lại vào đầu những năm 1960, nhưng không phải do các con tàu thăm dò Vũ trụ, bởi vì tỷ lệ sinh các proton cần thiết nhỏ tới mức không có một dụng cụ nào có thể phát hiện nổi. Trái lại, một số các quan sát thiên văn đã bắt đầu làm nghiêng ngả tòa nhà của lý thuyết này, đặc biệt là sự phát hiện được các quasar vào năm 1963. Sự dịch cực mạnh về phía đỏ của ánh sáng do các thiên thể này phát ra có nghĩa là chúng chạy trốn rất nhanh ra xa dải Ngân Hà của chúng ta. Vì chạy ra xa nhanh, tức là ở rất xa (theo hệ thức khoảng cách/vận tốc được phát minh bởi Hubble), nên các quasar ở tít tắp biên giới của Vũ trụ. Hơn nữa, nhìn càng xa tức là nhìn được càng sớm hơn, nên thực chất chúng ta quan sát chúng vào thời kỳ mà Vũ trụ còn rất trẻ. Để giả thuyết về Trạng thái dừng còn có ý nghĩa, người ta cần phải tìm thấy số quasar hiện nay phải bằng số quasar trong quá khứ. Nhưng hoàn toàn không thấy như vậy; vào thời điểm hiện nay có rất ít các quasar và điều này có nghĩa là đã có sự tiến hóa và thay đổi.

Những quan sát khác cũng khẳng định thực tế đó. Ví dụ, sự thống kê số các thiên hà vô tuyến – tức các thiên hà phát phần lớn năng lượng của chúng dưới dạng các sóng vô tuyến – chỉ ra rằng các thiên hà này trong quá khứ đông hơn rất nhiều. Như vậy, chính các thiên hà này cũng đã tiến hóa. Nhưng phát súng ân huệ làm chết hẳn lý thuyết Trạng thái dừng, đó là sự phát hiện ra bức xạ hóa thạch: Trạng tháu dừng không thể nào dung hòa được vơi sự tồn tại của bức xạ đó, bởi vì trong lý thuyết này Vũ trụ không hề trải qua pha cực nóng và đặc. Mà không có ngọn lửa sáng thế đó thì làm sao có thể có đống tro tàn còn lại? Không có vụ nổ nguyên thủy (Big Bang) thì làm sao có tiếng dội cho tới ngày nay? Sự phát hiện ra bức xạ hóa thạch cuối cùng đã tập hợp được đa số của cộng đồng các nhà khoa học xung quanh lý thuyết Big Bang.

Bức xạ hóa thạch và sự giãn nở của Vũ trụ đã tạo nên hai hòn đó tảng của lý thuyết Big Bang. Vậy thì ngoài lý thuyết Trạng thái dừng ra còn có những lý thuyết Vũ trụ nào khác đối địch với lý thuyết Big Bang không?

Có, chẳng hạn như lý thuyết ánh sáng “mệt mỏi” trong đó Vũ trụ là tĩnh, tức là không có chuyển động giãn nở. Sự dịch về phía đỏ của ánh sáng do các thiên hà phát ra được giải thích không phải do chuyển động chạy trốn ra xa mà là do sự “mệt mỏi” được tích tụ bởi các photon trong suốt cuộc hành trình dài dằng dặc của chúng giữa các thiên hà và giữa các ngôi sao. Tuy nhiên, lý thuyết này có không ít điểm yếu. Trước hết, không tồn tại một cơ chế vật lý đã biết nào có thể gây ra sự mệt mỏi đó, nhưng trước hết là lý thuyết này không có được một cách giải thích tự nhiên sự tồn tại của bức xạ hóa thạch.

Tôi cũng cần nhắc lại rằng một Vũ trụ học vật chất – phản vật chất cũng đã được Hannes Alfven, một nhà vật lý thiên văn được giải thưởng Nobel người Thụy Điển, đề xuất. Theo ông ta, thì cần phải tồn tại một sự đối xứng tuyệt đối giữa vật chất và phản – vật chất.

Xin ông giải thích giúp phản – vật chất là gì?

Phản – vật chất có các tính chất giống như vật chất trừ điều là điện tích của nó có dấu ngược lại (tất nhiên đây chỉ là nói về đại thể – ND). Trong Vũ trụ vật chất và phản – vật chất, có bao nhiêu tôi và ông thì cũng có bất nhiêu phản – tôi và phản – ông. Theo kịch bản của Alfven thì Vũ trụ bắt đầu sự tồn tại của mình dưới dạng một siêu thiên hà khổng lồ trong đó vật chất và phản – vật chất có số lượng hoàn toàn như nhau. Dưới tác dụng của lực hấp dẫn của chính mình, siêu thiên hà này co lại và khi mật độ ở vùng trung tâm của nó trở nên khá lớn, vật chất và phản – vật chất sẽ hủy nhau giải phóng năng lượng lớn dưới dạng ánh sáng. Bức xạ đó đã làm đảo ngược chiều hướng co lại của vật chất và phản – vật chất còn lại và biến nó thành chuyển động giãn nở.

Tại sao Vũ trụ học vật chất và phản – vật chất đã không giành được thắng lợi khi đối mặt với lý thuyết Big – Bang?

Lý thuyết này đã nhanh chóng bị chôn vùi trong nghĩa địa các lý thuyết chết vì nó không tương thích được với một số quan sát. Trước hết, chúng ta sống trong một Vũ trụ gần như chỉ được tạo thành từ vật chất trong đó có rất ít phản – vật chất. Chúng ta biết chắc chắn điều này nhờ những thông tin do các tia Vũ trụ mang tới, đó là những luồng gió tạo bởi các hạt tích điện được giải phóng ra trong cơn hấp hối bùng nổ của các ngôi sao nặng. Chúng tới Trái Đất chúng ta từ biên giới của dải Ngân Hà và thực tế chỉ chứa vật chất (mà cụ thể là các proton và electron). Nếu có các phản – sao và phản – thiên hà với số lượng như các sao và các thiên hà thì các tia Vũ trụ cần phải chứa các phản – proton và phản – electron (còn gọi là positron) với số lượng ngang ngửa với proton và electron. Nhưng các phản hạt này vẫn biệt vô âm tín.

Trong lý thuyết Big Bang, cũng có một số lượng lớn phản – vật chất trong những phần giây đầu tiên của Vũ trụ, nhưng nhà vật lý Xô viết Andrei Sakharov đã phát hiện vào năm 1967 rằng tự nhiên không phải là vô tư, công bằng đối với vật chất và phản – vật chất, mà thực tế nó hơi thiên vị đối với vật chất. Cụ thể là ở lúc bắt đầu của Vũ trụ, cứ 1 tỷ phản – quark xuất hiện từ chân không lại có 1 tỷ lẻ một hạt quark cùng xuất hiện. Sau đó, vào thời điểm một phần triệu giây đầu tiên sau Big Bang, khi Vũ trụ đã lạnh đi đủ để cho phép cứ ba hạt quark kết hợp lại tạo thành proton và neutron và các phản – quark kết hợp lại tạo thành các phản hạt tương ứng, đa số các hạt và phản hạt sẽ hủy nhau để trở thành ánh sáng. Nhưng sự dôi nhỏ của các quark so với các phản – quark dẫn đến hậu quả là sẽ tạo ra các proton, chỉ còn lại 1 hạt vật chất, một tỷ lệ đúng như người ta đã quan sát thấy ngày hôm nay. Nếu số hạt và số phản – hạt hoàn toàn như nhau, thì các ngôi sao, các thiên hà, con người, cây trái và hoa lá sẽ không tồn tại và cả ông và tôi cũng sẽ không có mặt ở đây để nói về chuyện này.

Để cố cứu vớt ý tưởng về sự đối xứng tuyệt đối giữa vật chất và phản – vật chất và để không dựng nên một Vũ trụ khô cằn, Alfven đã thừa nhận có sự ngăn cách không gian giữa hai dạng đó của vật chất, nhờ đó mà không xảy ra sự hủy nhau giữa chúng. Tất nhiên, nếu các thiên hà và phản – thiên hà mỗi thứ cứ ở nguyên chỗ của mình và không bao giờ gặp nhau thì chúng sẽ không thể hủy nhau được. Nhưng, như tôi đã từng nói với ông, những tia Vũ trụ đã khẳng định rằng các phản – thiên hà là không tồn tại. Hơn nữa, vật lý các hạt sơ cấp nói với chúng ta rằng tự nhiên có sự thiên vị đối với vật chất với tỷ lệ một phần tỷ so với phản – vật chất và toàn bộ ý tưởng về sự đối xứng tuyệt đối giữa vật chất và phản – vật chất là sai lầm. Và cuối cùng, vẫn lại là bằng chứng tai ác: Vũ trụ học này không giải thích được một cách tự nhiên sự tồn tại của bức xạ hóa thạch

Còn có những cuộc tấn công nào khác chống lại lý thuyết Big Bang không?

Không trực tiếp chống lại chính Big Bang, mà chống lại cột trụ lý thuyết của nó, đó là thuyết tương đối rộng của Einstein. Một trong những tiền đề cơ bản của thuyết này là không có gì có thể chuyển động nhanh hơn ánh sáng. Nhưng có một phát hiện bất ngờ đã làm cho nhiều nhà khoa học phải thốt lên ngạc nhiên: trong một số thiên hà vô tuyến, những chuyển động được mệnh danh là siêu ánh sáng dường như đã vượt quá 300.000km/s. May thay, đó chỉ là báo động giả, hiện tượng này chẳng qua chỉ là hiệu ứng của ảo ảnh quang học mà người ta có thể dễ dàng giải thích bằng những vận tốc nhỏ hơn vận tốc ánh sáng.

Thuyết tương đối rộng cũng dựa trên giả thuyết về tính không đổi của hằng số hấp dẫn, nó không biến thiên trong không gian cũng như trong thời gian. Nhà vật lý người Anh Paul Dirac đã đưa ra một lý thuyết theo đó lực hấp dẫn trở nên yếu dần theo thời gian. Chỉ cần quan sát chuyển động của các hành tinh là đủ thấy rằng không có chuyện như vậy, bởi vì nếu lực hấp dẫn giữ cho các hành tinh ở trên quỹ đạo của chúng xung quanh Mặt Trời bị yếu đi thì chúng sẽ ngày càng đi ra xa dần Mặt Trời, nhưng thực tế đã không phải như vậy.

Vậy thì phải chăng ngày hôm nay lý thuyết Big Bang đã được xác nhận là lý thuyết cuối cùng?

Trong khoa học không bao giờ có cái gì là cuối cùng cả. Một quan sát mới có thể lúc này hoặc lúc khác sẽ đòi hỏi phải xét lại lý thuyết đó. Toàn bộ lý thuyết cần phải dựa trên các quan sát và sự phù hợp của lý thuyết với các phép đo và quan sát sẽ quyết định lý thuyết đó có dùng được hay không.Nếu không thế, thì sẽ quá dễ dàng nói những chuyện nhảm nhí! Vũ trụ học hiện đại khác với Vũ trụ học cổ đại bởi vì nó không chỉ dựa trên các giải thích siêu hình mà còn dựa trên các quan sát thiên văn. Lý thuyết Big Bang sở dĩ cho tới nay đã tập hợp được đại đa số các nhà khoa học bởi vì nó giải thích được những quan sát rất khác nhau như chuyển động ra xa nhau của các thiên hà, sự tồn tại bức xạ hóa thạch của Vũ trụ và thành phần hóa học của các ngôi sao và thiên hà. Đó là một lý thuyết được phú cho sức khỏe tráng kiện có khả năng chống chọi được rất nhiều cuộc công kích và cho tới tận khi chuyển sang một cấp độ mới thì nó vẫn còn là sự mô tả vũ trụ tốt nhất.

Năm 1989, một vệ tinh có tên là COBE (Cosmic Background Explore – vệ tinh khám phá bức xạ nền của Vũ trụ) đã được đưa lên quỹ đạo để nghiên cứu bức xạ hóa thạch. Những quan sát của COBE chỉ có thể hiểu được nếu như trong quá khứ của mình Vũ trụ đã cực nóng và đặc. Và chỉ có lý thuyết Big Bang mới giải thích được trạng thái đó một cách tự nhiên. Khi tiến hành lập bản đồ bức xạ hóa thạch theo tất cả các hướng trên bầu trời. Thực vậy, bức xạ hóa thạch – tức lượng nhiệt còn lại từ ngọn lửa Sáng thế, có niên đại vào thời kỳ mà Vũ trụ mới được 300.000 năm tuổi. Thậm chí với những kính thiên văn mạnh nhất, chúng ta cũng không bao giờ mon men tới được thời kỳ trước 300.000 năm sau Big Bang, bởi lẽ Vũ trụ trẻ khi đó còn hoàn toàn không trong suốt. Vũ trụ lúc đó nhung nhúc những electron tự do, chúng ngăn cản việc truyền ánh sáng. Chỉ tới năm thứ 300.000 thì các electron mới mất tự do vì chúng liên kết với các proton để trở thành nguyên tử hiđrô. Một khi đã bị cầm tù như vậy, các lectron không còn cản trở ánh sáng lưu thông trong Vũ trụ nữa. Vũ trụ trở nên trong suốt và các kính thiên văn của chúng ta mới có thể truy nhập vào được. Hình ảnh của Vũ trụ vào năm 300.000 sau Big Bang hé mở ra một sự kiện cực kỳ đáng lưu ý: bức xạ hóa thạch không hoàn toàn đồng nhất (tức là không như nhau tại mọi điểm trong không gian) và không đẳng hướng (tức là không như nhau theo mọi hướng), mà lại có những thăng giáng nhỏ về nhiệt độ, cỡ một phần trăm triệu độ. Các nhà vật lý thiên văn nghĩ rằng những điểm bất thường đó chính là những hạt giống thiên hà mà sau này sẽ nảy mầm và cho ra đời các thiên hà, các ngôi sao, các hành tinh và chính con người.

Phát hiện này của COBE về các hạt giống thiên hà đã tạo ra một chiến thắng ròn rã nữa của lý thuyết Big Bang. Không có những điểm bất thường này, sẽ không thể có các cấu trúc trong Vũ trụ và chúng ta cũng sẽ không có mặt ở đây để nói về nó. Nếu một ngày nào đó lý thuyết Big Bang được thay thế bởi một lý thuyết tinh xảo hơn, thì lý thuyết mới này cũng sẽ phải gộp vào trong nó những thành công của lý thuyết Big Bang theo cách hệt như lý thuyết Einstein đã gộp vào trong nó những thành công của lý thuyết Newton.

Mới đây trên báo chí xuất hiện các tít rất giật gân thông báo về cái chết của lý thuyết Big Bang. Nhưng hoàn toàn không phải như vậy. Tất nhiên vẫn còn có những điểm mà lý thuyết này chưa giải thích được, chẳng hạn như sự hình thành các thiên hà và tấm thảm Vũ trụ vĩ đại do chúng dệt nên, nhưng những khiếm khuyết đó còn xa mới lật đổ được lý thuyết này. Bởi vì làm như thế cũng chẳng khác gì đòi hỏi phải xét lại lý thuyết về sự hình thành Trái Đất vì người ta không tiên đoán được chính xác thời tiết.

Vậy có thường xảy ra chuyện một lý thuyết phải xem xét lại vì một phát minh mới không?

Khá thường xuyên và hơn nữa còn là điều may mắn vì có như thể khoa học mới phát triển được. Sự tác động qua lại giữa lý thuyết và quan sát trực tiếp là một động lực, nhất là đối với thiên văn học, một khoa học dựa nhiều nhất vào sự quan sát. Quan sát gợi ý ra một lý thuyết và lý thuyết này được củng cố nhờ những quan sát mới khẳng định tính đúng đắn của nó. Trái lại, nếu một phát minh bác bỏ lý thuyết, thì cần phải sửa đổi lại lý thuyết hoặc thay nó bằng một lý thuyết khác.

© http://vietsciences.free.fr Trinh Xuan Thuan, un asptrophysicien, Phạm Văn Thiều dịch      /2005

Bắt gặp Quasar đang tạo dựng Thiên hà

Bình luận về bài viết này

Quasar Caught Building Future Home Galaxy

Trong Vũ trụ, Việc khai sanh ra các Thiên Hà là một việc khá phức tạp, có một vấn đề nhỏ được đề cập đến là : Nằm tại trung tâm của hầu hết các Thiên Hà là những “Hố đen” – có phải những “Hố đen” đó được hình thành trước ? – hay là Vật chất trong Thiên Hà đã bồi đắp tích tụ chung quanh ở tâm trước, rồi sau đó tạo dựng “Hố đen” sau ? Những quan sát về Một Quasar có vị trí ở bên ngoài một Thiên Hà có tên HE0450-2958 cho thấy : Quasar này đang trợ giúp cho một Thiên Hà ở gần nó tạo dựng nên các Vì Sao, điều này đã cung cấp bằng chứng cho ý tưởng nói rằng : Những “Hố đen” siêu trọng có thể tạo dựng nên các Thiên Hà riêng của chúng (click vào hình bên dưới để xem lớn hơn)

left align imageQuasar HE0450-2958 là một thực thể đơn lẻ, lạc lõng trong Vũ trụ : bình thường các siêu “Hố đen” cũng được hiểu như là những Quasar được hình thành tại tâm điểm của các Thiên Hà. Nhưng HE0450-2958 không có bất kỳ một galaxy nào nằm bên ngoài nó để “làm chủ” riêng nó. Đây là một khám phá mới lạ trong quy luật riêng của “Hố đen” khi quy luật riêng này đã được làm lại trong năm 2005. Lúc đó có một câu chuyện nguyên thủy về Quasar, gọi là : “Siêu “Hố đen” Rogue không có Thiên Hà “ (Rogue Supermassive Black Hole Has No Galaxy)

Việc tạo thành các Quasar vẫn còn là một bí ẩn, nhưng lý thuyết hiện tại gợi ý rằng : nó được hình thành từ những sợi mảnh khí Gas trong khoảng không giữa các Vì Sao, các sợi mảnh này được bồi dần lên xung quanh một tâm điểm hạt nhân.

hoặc là có một cái gì đó chưa được biết, phun ra từ Thiên Hà Chủ (Host galaxy) do lực tương tác hấp dẫn mạnh với một Thiên hà khác đã tạo thành các Quasar đó

Và một điều kỳ quặc khác về đối tượng Quasar này là : nó nằm ở vị trí lân cận và “bầu bạn” với một Thiên Hà gần nó, Thiên Hà này đang được nó trợ giúp tạo dựng nên các Vì sao! Thiên hà “bầu bạn” đó nằm trực tiếp trong đường ngắm của một trong hai tia phản lực Jet của Quasar phát ra (xem ảnh), và đang tạo dựng nên các Vì Sao với tốc độ điên cuồng. – Một nhóm các nhà Thiên văn đến từ Pháp, Đức, và Bỉ đã nghiên cứu Quasar và Thiên hà “bầu bạn” đó bằng cách sử dụng hệ thống kính viễn vọng rất lớn (viết tắt là VLT : Very Large Telescope) của Đài quan sát Thiên văn Nam Âu ESO (Europe Southern Observatory). Ngay từ đầu, Các nhà Thiên văn đã xăm soi, xem xét để tìm kiếm một Thiên hà chủ của Quasar này.

right align image Hiện tượng về một Quasartrơ trụi” đã được ghi nhận trước kia, nhưng cứ mỗi lần thực hiện quan sát xa hơn, là lại tìm ra được một Thiên hà chủ (cho Quasar đó). luồng năng lượng từ các Quasar có thể làm mờ đi các Thiên hà yếu ớt ẩn sau các đám bụi, – Cho nên các nhà Thiên văn đã sử dụng hệ thống Giao thoa và tạo ảnh của VLT trong khoảng giữa của dải Hồng ngoại tuyến. – Những quan sát trong vùng Hồng ngoại Tuyến có thể dò ra các đám mây bụi đó không khó khăn gì. Chúng được tổ hợp với những hình ảnh mới nhất, thu được từ Viễn vọng kính không gian Hubble trong giải sóng cận Hồng ngoại

Những quan sát về HE0450-2958, nằm cách Địa cầu 05 tỷ năm ánh sáng xác nhận rằng quả thực Quasar này không có một Thiên hà chủ nào ! năng lượng và vật chất thoát ra thành luồng từ những tia phản lực Jet của Quasar chỉ đúng ngay vào Thiên hà “bầu bạn” nằm gần bên. Kịch bản này đang làm gia tăng việc hình thành Sao trong Thiên hà. Một đống gồm 340 sao được hình thành trong 01 năm, gấp 100 lần so với các Thiên hà điển hình thông thường trong Vũ trụ. Quasar và Thiên hà đó đủ gần để rốt cục là chúng sex hòa quyện trộn lẫn vào nhau, cuối cùng là tạo cho Quasar một “tổ ấm” (home)

David Elbaz thuộc bộ phận dịch vụ thiên văn và là tác giả dẫn dắt tờ báo xuất hiện trong mục “Thiên văn học và Vật lý Thiên thể” nói : “Câu hỏi “Quả trứng và Con gà” với Thiên hà và “Hố đen” cái nào có trước? là một trong những đề tài gây tranh cãi nhất hiện nay. Nghiên cứu của chúng tôi gợi ý rằng các “Siêu hố đen” có thể kích hoạt việc hình thành Sao, và việc xây dựng như vậy đang hình thành nên các Thiên hà chủ của chúng. Mối liên kết này cũng có thể giải thích tại sao các Thiên hà đăng cai làm chủ các “Siêu Hố đen” lại có nhiều Sao hơn”

Thông tin phản hồi về Quasar” có thể là một điều giải thích tiềm năng cho cách thức mà một số Thiên hà hình thành, và lẽ tự nhiên là việc nghiên cứu về những hệ thống thiên hà khác là cần thiết, để xác minh xem kịch bản này có phải là độc nhất vô nhị hay không, hay là nó là một đặc điểm chung trong Vũ trụ.

Nguồn: U Minh Cốc

Ảnh vũ trụ ấn tượng trong tuần

Bình luận về bài viết này

Dải sáng cực quang dường như uốn lượn theo dòng sông tại Na Uy, còn tinh vân NGC 6210 giống như một con sứa khổng lồ giữa vũ trụ bao la.

Bức ảnh ghép về từ trường của mặt trời. Ảnh:
Bức ảnh ghép về từ trường của mặt trời. Ảnh: NASA.
Tinh vân Herculean
Tinh vân NGC 6210 giống như một con sứa trong màn đêm mêng mông của vũ trụ. Kính thiên văn không gian Hubble chụp được cảnh tượng này. NGC 6210 cách địa cầu 6.500 năm ánh sáng. Ảnh: NASA.
Thiên hà xoắn
Thiên hà xoắn NGC 1982 cách trái đất 68 triệu năm ánh sáng. Màu xanh dương phát ra từ những chòm sao trẻ, còn màu vàng phát ra từ những đám khí hydro. Ảnh: ESA.
Những tầng đá màu trắng nằm xen kẽ với đất màu sẫm trong hố Holden trên sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng đất màu sẫm trong hố là kết quả của một trận lụt. Ảnh: NASA.
Hàng vạn
Hàng vạn ngôi sao khoe sắc trong nhóm sao NCG 1806 thuộc dải Ngân hà. Ảnh: NASA.
Một sao chổi lao vào mặt trời. Ảnh: NASA.
Một sao chổi lao vào mặt trời. Ảnh: NASA.
Cực quang
Bụi và khí bao quanh chòm sao Arches. Đây là nơi có mật độ sao mới sinh dày đặc nhất trong dải Ngân hà. Ảnh: ESA.
Cực quang màu xanh dường như uống lượn theo dòng sông bên dưới
Cực quang màu xanh dường như uống lượn theo dòng sông bên trên đảo Troms của Na Uy. Ảnh: Thilo Bubek.
Ảnh góc rộng về thiên hà Andromeda được chụp bằng camera cực tím. Thiên hà này có chiều dài 220.000 năm ánh sáng và cách trái đất 2,5 triệu năm ánh sáng. Ảnh: AFP.

 

Minh Long

http://vnexpress.net/GL/Khoa-hoc/2010/10/3BA224CB/

Nhà vật lý lừng danh Hawking: ‘Thượng đế không tạo dựng vũ trụ’

Bình luận về bài viết này

Khoa học gia người Anh lừng danh thế giới Stephen Hawking

Nhà vật lý Hawking lập rằng nguồn gốc của vũ trụ được khoa học hiện đại giải thích bằng lý thuyết “Big Bang” là một hệ quả đương nhiên của các định luật vật lý

Khoa học gia người Anh lừng danh trên thế giới, ông Stephen Hawking, đã viết một cuốn sách sắp được xuất bản trong nay mai, đưa ra lý thuyết cho rằng Thượng đế không tạo dựng vũ trụ.

Thay vào đó nhà vật lý lý thuyết này lý luận rằng nguồn gốc của vũ trụ, được khoa học hiện đại giải thích bằng lý thuyết “Big Bang”, là một hệ quả đương nhiên của các định luật vật lý.

Một số trích đoạn của cuốn sách tựa đề “The Grand Design“ đã được đăng trên tờ The Times của Anh quốc.

Tác giả Hawking viết rằng “vì có một định luật như hấp lực, vũ trụ có thể và sẽ tự hình thành từ hư vô. Sự hình thành ngẫu nhiên là lý do tạo ra một điều gì đó thay vì chỉ có hư vô, là lý do tại sao vũ trụ hiện hữu và tại sao chúng ta hiện hữu.”

Theo lịch trình cuốn The Grand Design sẽ được ra mắt độc giả vào ngày 9 tháng Chín sắp tới, một tuần lễ trước khi giáo hoàng Benedict đến thăm Anh quốc.

Những trích đoạn này lập tức đã bị giáo sỹ Do Thái Jonathan Henry Sacks bác bỏ. Giáo sỹ này là nhà lãnh đạo tinh thần của một giáo khu Do Thái giáo lớn nhất Anh quốc.

Giáo sỹ do Thái này nói đến điều được dư luận rộng rãi coi là “tình trạng thù nghịch lẫn nhau ” giữa tôn giáo và khoa học, và theo nguyên văn lời ông “nó là một trong những lời nguyền của thời đại chúng ta.”

Ông còn cảnh báo rằng mối thù nghịch đó “gây tổn hại cho cả tôn giáo lẫn khoa học ở cùng một mức độ như nhau.”

Khoa học gia và là chuyên gia về giáo dục George Ellis, Chủ tịch của Hiệp hội Quốc tế về Khoa học và Tôn giáo, được trích lời nói rằng vấn đề bận tâm nhất của ông đối với những lý thuyết của ông Hawking là nó đưa ra trước công chúng “chỉ một chọn lựa: hoặc khoa học, hoặc tôn giáo.”

Ông Hawking, một trong những khuôn mặt được kính nể nhất về bộ môn vật lý lý thuyết, là tác giả cuốn sách có ảnh hưởng rất lớn, tựa đề A Brief History of Time.

Năm nay 68 tuổi, ông hầu như bị liệt hoàn toàn và phải lệ thuộc vào xe lăn.

Năm mới 21 tuổi ông bị chẩn đoán mắc chứng ALS, suy thoái tế bào thần kinh tủy và não, và phải nói chuyện bằng dụng cụ tổng hợp âm thanh qua máy điện toán. Khi muốn nói, ông dùng ngón tay để khởi động máy này.

Theo VOA

Mưa sao băng Perseids 2010 đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 13/8

Bình luận về bài viết này

Đến hẹn lại lên, mưa sao băng Perseids(Anh Tiên) lại sẽ khiến cho những người yêu bầu trời có những đêm không ngủ vào cuối tuần sau.

Mưa sao băng Perseids (Anh Tiên) , một trong những trận mưa sao băng lớn nhất năm, sẽ đạt cực điểm vào rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo của IMO (International Meteor Organization). Người quan sát ở một nơi có điều kiện quan sát thật lý tưởng có thể thấy đến hơn 100 vệt sao băng trong vòng một giờ khi sao băng đạt đỉnh điểm với tâm điểm xuất phát các sao băng gần chòm sao Anh Tiên(Perseus)

Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus)

Vùng tâm điểm của mưa sao băng Perseids ở phía chòm sao Anh Tiên (Perseus)

Perseids là một trận mưa sao băng xuất hiện từ rất lâu
Mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng nổi tiếng vốn đã được người Trung Hoa cổ đại ghi nhận từ năm 36. Từ năm 1865 người ta đã biết được nguồn gốc của trân mưa sao băng này, đó chính là do những thiên thạch nhỏ trong đám mây bụi mảnh vỡ của sao chổi 109 P/ Swift-Tuttle (S-T) trải dài trên quĩ đạo của sao chổi này quanh Hệ Mặt Trời. Chúng ta có thể quan sát được đợt mưa sao băng Perseids từ 17-7 đến 24-8 hằng năm khi đám mây bụi cắt ngang quĩ đạo của Trái Đất. Vào thời gian mưa sao băng diễn ra cực điểm khoảng 12-13 tháng 8 hàng năm, người ta có thể đếm được trung bình 100 sao băng trong 1 giờ tại các nơi quan sát lý tưởng. Các thiên thạch nhỏ với vận tốc hơn 60km/s bốc cháy khi bay vào khí quyển của Trái Đất, để lại những vệt sáng dài trên bầu trời đó thật là những hình ảnh đẹp khó quên đối với người quan sát.

Perseids

Hình ảnh động cập nhật thông kê mật độ sao băng Perseids đang gia tăng vào các rạng sáng hiện nay. Nó sẽ đạt đỉnh điểm vào ngày 13/8 theo dự báo (imo.net)


Thật may mắn năm nay sẽ không có ánh trăng
Vào năm trước
, mưa sao băng Perseids là một nỗi thất vọng lớn khi bầu trời đầy ánh trăng lấn át mất các sao băng. Năm nay, thật sự thuận lợi khi đang là những ngày đầu tháng âm lịch, sẽ không có ánh trăng nào ảnh hưởng đến việc quan sát. Tuy nhiên… Yếu tố thời tiết luôn là sự ám ảnh đối với người quan sát ở Việt Nam, thời tiết trong mùa mưa bão đã khiến mưa sao băng Perseids là trận mưa sao băng khó quan sát được nhất trong các trận mưa sao băng lớn hằng năm. Dù sao chăng nữa chúng ta nên lạc quan, nếu cuối tuần này thời tiết tốt không có mưa và mây thì còn chần chờ gì nữa hãy cùng với các thành viên của HAAC hẹn đồng hồ để cùng chiêm ngưỡng một trong những hiện tượng thiên văn kỳ thú.

Quan sát mưa sao băng Perseids như thế nào
Vào lúc nửa đêm chòm Perseids nơi có tâm điểm sao băng vừa mọc ở phía Đông Bắc, chúng ta có thể bắt đầu quan sát vào lúc này. Tuy nhiên vào thời điểm này mây và sương gần chân trời sẽ cản trở rất nhiều những ánh sao băng. Do đó thời điểm tối ưu nhất bắt đầu quan sát sao băng nên là sau 2h sáng khi tâm điểm sao băng đã lên đủ cao và các sao băng đã xuất hiện nhiều. Hãy nhìn bao quát về phía bầu trời Đông Bắc để đón đợi các sao băng và ước cho mình những điều ước tốt đẹp nhất.

Ngoài rạng sáng ngày 13/8 theo dự báo là cực điểm sao băng, chúng ta cũng nên quan sát vào các rạng sáng 12,14/8 là những ngày cũng sẽ có nhiều sao băng xuất hiện.

Một số kinh nghiệm trong quan sát để có một đêm sao băng thật “bội thu”
Mọi địa phương ở Việt Nam đều có thể quan sát được mưa sao băng nhưng điều kiện quan sát và thời tiết ở mỗi nơi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc quan sát được các sao băng nhiều hay ít

– Hãy tránh xa ánh đèn thành phố: Ánh sáng của trăng hay ánh sáng đèn sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến việc chiêm ngưỡng các sao băng. Ở vùng quê ít bị ô nhiễm ánh sáng bạn có thể thấy được số lượng các sao băng hơn rất nhiều lần nếu quan sát ở thành phố.

– Quan trọng nhất là điều kiện thời tiết, trời phải quang mây và có thể thấy rõ các ngôi sao bình thường thì mới có thể thấy được sao băng bạn nhé! Nếu thời điểm hiện tại có nhiều mây, đừng vội thất vọng vì bầu trời mùa mưa rất thất thường.

– Tính kiên trì cũng không kém quan trọng! Mưa sao băng không có nghĩa là “sao bay như mưa”, ở một trận lớn như Perseids này thì những vệt sáng có thể xuất hiện cách nhau 1 đến vài phút, đôi khi bầu trời sẽ “lặng thinh” một lúc rất lâu nhưng có lúc chúng xuất hiện liên tục 2-3 cái.

– Nên nhìn bao quát cả vùng trời rộng phía Đông Bắc và lên đến đỉnh đầu đừng tập trung một chỗ, bạn cũng không cần phải biết vị trí của chòm sao Perseus(Anh Tiên) mới quan sát được sao băng. Đừng hiểu nhầm tâm điểm ở chòm Perseus có nghĩa là sao băng chỉ bay từ đó ra, nó có thể xuất hiện ở những chòm sao khác thậm chí rất xa tâm điểm, nhưng nếu để ý ta sẽ thấy đường kéo dài hướng bay của sao băng có vẻ chụm lại ở chòm Perseus.

– Do từ 3h trở đi vị trí chòm Perseus cùng “vùng trời sao băng” sẽ lên khá cao ở phía Đông Bắc nên việc đứng, hay ngồi quan sát sẽ làm cổ bạn rất mỏi, nên tìm một nơi để nằm như ghế bố, võng…sẽ thoải mái hơn rất nhiều và giúp ta nhìn được một vùng trời rộng hơn.

– Chú ý giữ ấm, tránh sương, thức ăn và thức uống nóng tại chổ sẽ thêm phần thú vị đấy.


Nguồn:
Nguyễn Tuấn – Đình Đôn (HAAC)

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất tháng Sáu

Bình luận về bài viết này

Một đám tinh vân lớn hình cầu như hàng triệu hạt bụi sáng lấp lánh từ trên trời rơi xuống mặt đất, đỉnh của 4 hòn đảo trông như những bông hoa đỏ rực nở trong sương sớm… là những hình ảnh được bình chọn trong số những bức ảnh đẹp nhất chụp từ ngoài không gian trong tháng Sáu.

Một đám tinh vân lớn hình cầu M13 ở Hercules Osservatorlo
Một đám tinh vân lớn hình cầu M13
Ảnh chụp Trái Đất từ tàu thám hiểm của Nhật Bản trên đường đến sao Kim.
Ảnh chụp Trái Đất từ tàu thám hiểm của Nhật Bản trên đường đến Sao kim.
Tâm của một thiên hà qua ánh sáng hồng ngoại.
Tâm của thiên hà qua ánh sáng hồng ngoại.
Thiên hà hình xoắn ốc 6.118 NGC
Thiên hà hình xoắn ốc NGC 6.118
Chòm sao sáng nhất trong thiên hà 6.118 NGC
Hai cụm sao nhỏ nhất trong thiên hà NGC 3.603.
Sao mộc nhìn từ cánh thiên văn Hubble
Sao mộc nhìn từ kính thiên văn Hubble
Chiếc mũ của thần sấm sét Thor
Một tinh vân phát sáng trông giống như chiếc mũ của thần sấm sét Thor trong thần thoại.
Đảo Santa Catalina của Mỹ nhìn từ trên cao
Đảo Santa Catalina của Mỹ nhìn từ trên cao
Một chiếc hố trên sao Hỏa
Một chiếc hố trên Sao hỏa
Sao chổi McNaught được nhìn thấy bằng mắt thường
Sao chổi McNaught – Sao chổi sáng nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất.
Thiên hà  M51.
Thiên hà M51.
Tinh vân hình chữ nhật
Tinh vân hình chữ nhật màu đỏ.
Đỉnh của 4 hòn đảo nhìn từ trên xuống
Đỉnh của 4 hòn đảo nhìn từ trên cao xuống trông như những bông hoa đỏ nở trong sương sớm.
Hoàng hôn nhìn từ trạm vũ trụ quốc tế
Hoàng hôn nhìn từ trạm vũ trụ quốc tế
Thiên hà N11 nơi các ngôi sao mới được hình thành với cường độ lớn
 N11 nơi các ngôi sao mới được hình thành với cường độ lớn
Mặt trăng và sao Thổ
Mặt trăng của Sao thổ Dione.

 Nguyễn Hường (Theo Pravda)

Những bức ảnh vũ trụ đẹp nhất tháng Sáu

Bình luận về bài viết này

Một đám tinh vân lớn hình cầu như hàng triệu hạt bụi sáng lấp lánh từ trên trời rơi xuống mặt đất, đỉnh của 4 hòn đảo trông như những bông hoa đỏ rực nở trong sương sớm… là những hình ảnh được bình chọn trong số những bức ảnh đẹp nhất chụp từ ngoài không gian trong tháng Sáu.

Một đám tinh vân lớn hình cầu M13 ở Hercules Osservatorlo
Một đám tinh vân lớn hình cầu M13
Ảnh chụp Trái Đất từ tàu thám hiểm của Nhật Bản trên đường đến sao  Kim.
Ảnh chụp Trái Đất từ tàu thám hiểm của Nhật Bản trên đường đến Sao kim.
Tâm của một thiên hà qua ánh sáng hồng ngoại.
Tâm của thiên hà qua ánh sáng hồng ngoại.
Thiên hà hình xoắn ốc 6.118 NGC
Thiên hà hình xoắn ốc NGC 6.118
Chòm sao sáng nhất trong thiên hà 6.118 NGC
Hai cụm sao nhỏ nhất trong thiên hà NGC 3.603.
Sao mộc nhìn từ cánh thiên văn Hubble
Sao mộc nhìn từ kính thiên văn Hubble
Chiếc mũ của thần sấm sét Thor
Một tinh vân phát sáng trông giống như chiếc mũ của thần sấm sét Thor trong thần thoại.
Đảo Santa Catalina của Mỹ nhìn từ trên cao
Đảo Santa Catalina của Mỹ nhìn từ trên cao
Một chiếc hố trên sao Hỏa
Một chiếc hố trên Sao hỏa
Sao chổi McNaught được nhìn thấy bằng mắt thường
Sao chổi McNaught – Sao chổi sáng nhất có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất.
Thiên hà  M51.
Thiên hà M51.
Tinh vân hình chữ nhật
Tinh vân hình chữ nhật màu đỏ.
Đỉnh của 4 hòn đảo nhìn từ trên xuống
Đỉnh của 4 hòn đảo nhìn từ trên cao xuống trông như những bông hoa đỏ nở trong sương sớm.
Hoàng hôn nhìn từ trạm vũ trụ quốc tế
Hoàng hôn nhìn từ trạm vũ trụ quốc tế
Thiên hà N11 nơi các ngôi sao mới được hình thành với cường độ lớn
N11 nơi các ngôi sao mới được hình thành với cường độ lớn
Mặt trăng và sao Thổ
Mặt trăng của Sao thổ Dione.

Nguyễn Hường (Theo Pravda)


Con mắt thần bí ẩn của Sahara

Bình luận về bài viết này

Richat được biết đến là một dạng địa hình đặc biệt nằm ở phía tây sa mạc Sahara.

Nó vẫn được biết tới với tên gọi Richat Structure hay còn gọi là

Nó vẫn được biết tới với tên gọi Richat Structure hay còn gọi là “con mắt của Sahara” bởi nhìn từ trên cao xuống, nó giống như một con mắt khổng lồ.
Con mắt thần bí có đường kính lên tới 50km.
“Con mắt” thần bí có đường kính lên tới 50km.
Trong một thời gian khá dài, nó giống như một ngọn hoa tiêu dẫn đường cho các phi hành gia trên quỹ đạo bởi từ ngoài không gian, nó vẫn hiện lên rất rõ trên sa mạc.
Trong một thời gian khá dài, nó giống như một ngọn hoa tiêu dẫn đường cho các phi hành gia trên quỹ đạo bởi nhìn từ ngoài không gian, nó vẫn hiện lên rất rõ trên sa mạc.
Chính nhờ các nhà du hành vũ trụ mà con mắt của Sahara lần đầu tiên mới được biết đến.
Chính nhờ các nhà du hành vũ trụ mà sự tồn tại của “con mắt” của Sahara lần đầu tiên mới được biết đến.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vòng tròn Richat đã có từ 500-600 triệu năm trước.
Theo tính toán của các nhà khoa học, vòng tròn Richat đã có từ 500-600 triệu năm trước.
Trước đây,  nhiều giả thuyết cho rằng, Richat Structure được tạo ra do tác động của thiên thạch nhưng giả thuyết này lại không lý giả được tại sao đáy của nó lại bằng phẳng  và  hoàn toàn không có dấu vết của các loại đá bị tác động ở xung quanh.
Trước đây, nhiều giả thuyết cho rằng, Richat Structure được tạo ra do tác động của thiên thạch, nhưng giả thuyết này lại không lý giải được tại sao đáy của nó lại bằng phẳng và hoàn toàn không có dấu vết của các loại đá bị tác động ở xung quanh.
Giả thuyết rằng nó là một miệng núi lửa cổ cũng không thuyết phục vì nó cũng không có đá núi lửa.
Giả thuyết rằng nó là một miệng núi lửa cổ cũng không thuyết phục vì ở đây không có đá núi lửa.
Các nhà khoa học đã minh rằng địa hình này được tạo thành do quá trình vỏ Trái Đất nâng hạ, song song với tác động của quá trình xói mòn. Còn lý do tại sao nó có hình vòng tròn vẫn còn là bí ẩn.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng địa hình này được tạo thành do quá trình vỏ Trái Đất nâng hạ, song song với tác động của quá trình xói mòn. Còn lý do tại sao nó có hình vòng tròn vẫn còn là bí ẩn.
Dù vậy, có một thực tế không thể chối cãi được là vẻ đẹp của nó khiến con người không ai có thể cưỡng lại được.
Dù vậy, có một thực tế không thể chối cãi được là vẻ đẹp của nó khiến con người phải trầm trồ khi chiêm ngưỡng

Nguyễn Hường (Theo Yes Way) –

Huyền ảo những ảnh đẹp chụp từ không gian

Bình luận về bài viết này

Tháng 5 là tháng có nhiều sự kiện không gian vũ trụ. Tàu Atlantis hoàn thành sứ mạng cuối cùng của mình sau khi rời Trạm Vũ trụ Quôc tế ISS ngày 23/5. NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu đã cho công bố những hình ảnh tuyệt đẹp và có giá trị chụp lại được trong quá trình quan trắc vũ trụ xa xôi và ẩn chứa nhiều bí mật.

1.  Vũ điệu thiên nga trong không gian

Tàu không gian Atlantis kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên             quỹ đạo ngày 17/5. Atlantis có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và các tấm             pin mới trong sứ mạng cuối cùng của mình. Có thể Atlantis sẽ “nghỉ hưu”             trong một viện bảo tàng vào cuối năm nay.
Tàu không gian Atlantis kết nối với Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) trên quỹ đạo ngày 17/5. Atlantis có nhiệm vụ cung cấp hàng hoá và các tấm pin mới trong sứ mạng cuối cùng của mình. Có thể Atlantis sẽ “nghỉ hưu” trong một viện bảo tàng vào cuối năm nay.

2. Các vụ phun trào trên bề mặt Mặt trời

Bức ảnh do Solar Dynamics Observatory của NASA chụp ngày 18/5 cho             thấy cảnh tượng phun trào trên bề mặt cực nóng của Mặt trời
Bức ảnh do Solar Dynamics Observatory của NASA chụp ngày 18/5 cho thấy cảnh tượng phun trào trên bề mặt cực nóng của Mặt trời

3. Mặt trăng Sao Thổ

Hai mặt trăng Rhea và Epimetheus của sao Thổ sánh vai bên nhau.             Mặt trăng lớn Rhea và mặt trăng nhỏ Epimetheus cách nhau 150.000 dặm             (240.000 km). Các vệt đen phía sau là vành đai của sao Thổ.
Hai Mặt trăng Rhea và Epimetheus của Sao Thổ sánh vai bên nhau. Mặt Trăng lớn Rhea và Mặt trăng nhỏ Epimetheus cách nhau 150.000 dặm (240.000 km). Các vệt đen phía sau là vành đai của Sao Thổ.

4. Mòng biển đang bay

Hình ảnh tinh vân Mòng biển (Seagull Nebula) do NASA chụp đã thể             hiện đúng cái tên của nó. Những đám mây bụi gợi lên hình ảnh bay lượn             của một chú mòng biển đang cất cánh. Bức ảnh được công bố hôm 20/5.
Hình ảnh tinh vân Mòng biển (Seagull Nebula) do NASA chụp đã thể hiện đúng cái tên của nó. Những đám mây bụi gợi lên hình ảnh bay lượn của một chú mòng biển đang cất cánh. Bức ảnh được công bố hôm 20/5.

5. Thảm hoạ tràn dầu Vịnh Mexico nhìn từ không gian

Vệ tinh nhân tạo Terra của NASA đã chụp bức ảnh này ngày 17/5 khi             thảm hoạ tràn dầu trên Vịnh Mexico đang “vô phương cứu chữa”. Vết dầu             loang màu xám đang lan rộng trên mặt biển và tiến về phía Nam sông             Mississippi trông như một cái đuôi.
Vệ tinh nhân tạo Terra của NASA đã chụp bức ảnh này ngày 17/5 khi thảm hoạ tràn dầu trên Vịnh Mexico đang “vô phương cứu chữa”. Vết dầu loang màu xám đang lan rộng trên mặt biển và tiến về phía Nam sông Mississippi trông như một cái đuôi.

6. Phòng thí nghiệm cao nhất của Nhật Bản

Hình ảnh trạm thí nghiệm không gian Kibo của Nhật Bản được chụp             vào ngày 23/5 khi tàu vũ trụ không gian Atlantis “viếng thăm” Trạm Vũ             trụ Quốc tế ISS. Đây là một bộ phận cấu thành của trạm ISS và được gọi             là trạm vũ trụ cao nhất của Nhật Bản.
Hình ảnh trạm thí nghiệm không gian Kibo của Nhật Bản được chụp vào ngày 23/5 khi tàu vũ trụ không gian Atlantis “viếng thăm” Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS. Đây là một bộ phận cấu thành của trạm ISS và được gọi là trạm vũ trụ cao nhất của Nhật Bản.

 

7. Chuyến bay đêm

Tên lửa số 5 European Ariane được phóng vào không gian tại Kourou             trên đảo Guiana thuộc Pháp vào ngày 21/5. Tên lửa này có nhiệm vụ mang             theo 2 vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo.
Tên lửa số 5 European Ariane được phóng vào không gian tại Kourou trên đảo Guiana thuộc Pháp vào ngày 21/5. Tên lửa này có nhiệm vụ mang theo 2 vệ tinh viễn thông vào quỹ đạo.

8. Hai gương mặt của Thiên hà tráng lệ

Thiên hà xoắn ốc Messier 83 nhìn như một làn khói mỏng manh trong             bức ảnh do kính viễn vọng siêu lớn thuộc Đài quan sát Nam Âu chụp. Nhưng             trong bức ảnh do kính viễn vọng MPG/ESO chụp ngày 19/5, Thiên hà này             lại có một bộ mặt khác hoàn toàn, lộng lẫy và rõ nét hơn.
Thiên hà xoắn ốc Messier 83 nhìn như một làn khói mỏng manh trong bức ảnh do kính viễn vọng siêu lớn thuộc Đài quan sát Nam Âu chụp. Nhưng trong bức ảnh do kính viễn vọng MPG/ESO chụp ngày 19/5, Thiên hà này lại có một bộ mặt khác hoàn toàn, lộng lẫy và rõ nét hơn.

9. Lũ lụt ở Tennessee

Cảnh tượng ngập lụt ở phía Bắc Nashnille, bang Tenneessee Mỹ đã             được vệ tinh DigitalGlobe ghi lại từ không gian ngày 5/5. Trận lụt khiến             ít nhất 29 người chết và gây ra nhiều thiệt hại khác về vật chất.
Cảnh tượng ngập lụt ở phía Bắc Nashnille, bang Tenneessee Mỹ đã được vệ tinh DigitalGlobe ghi lại từ không gian ngày 5/5. Trận lụt khiến ít nhất 29 người chết và gây ra nhiều thiệt hại khác về vật chất.

10. Vũ điệu không gian

Tàu vũ trụ Atlantis nổi bật trên nền của Trái Đất đầy màu sắc. Bức             ảnh được chụp ngày 16/5 khi Atlantis đang trên đường bay vào không gian             hướng đến ISS.
Tàu vũ trụ Atlantis nổi bật trên nền của Trái đất đầy màu sắc. Bức ảnh được chụp ngày 16/5 khi Atlantis đang trên đường bay vào không gian hướng đến ISS.

11. Tro bụi trên Sao Hoả

Đây là hình ảnh các lớp lắng cặn do bụi núi lửa sinh ra tại khu             vực Meridiani Planum trên bề mặt sao Hoả. Bức ảnh do trạm quỹ đạo Mars             Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp và công bố ngày 12/5.
Đây là hình ảnh các lớp lắng cặn do bụi núi lửa sinh ra tại khu vực Meridiani Planum trên bề mặt Sao Hoả. Bức ảnh do trạm quỹ đạo Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp và công bố ngày 12/5.

12. Bão Mặt Trời

Đây là bức ảnh bão Mặt Trời do Solar Dynamics Observatory của NASA             chụp và công bố ngày 17/5.
Đây là bức ảnh bão Mặt Trời do Solar Dynamics Observatory của NASA chụp và công bố ngày 17/5.

13. Chụp ảnh ngoài không gian

Nhà du hành vũ trụ Garrett Reisman đã thực hiện chuyến đi bộ ra             ngoài không gian ngày 17/5 để thay thế 6 tấm pin mặt trời cho trạm ISS,             lắp đặt thiết bị anten liên lạc thay thế và lắp đặt thêm các thiết bị             bên ngoài cho ISS.
Nhà du hành vũ trụ Garrett Reisman đã thực hiện chuyến đi bộ ra ngoài không gian ngày 17/5 để thay thế 6 tấm pin mặt trời cho trạm ISS, lắp đặt thiết bị anten liên lạc thay thế và lắp đặt thêm các thiết bị bên ngoài cho ISS.

Ngọc Biên (Theo CNN) –

Older Entries